Thứ Tư, 02/07/2025 09:12 (GMT+7)

Hướng đến một hệ thống đào tạo nghề hiện đại, linh hoạt

(SKTE)- Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) đang được xây dựng với nhiều điểm mới quan trọng, nhằm hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam.
Ảnh đại diện tin bài

Sinh viên Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội học nghề cơ điện tử.

Dân số già, tuổi nghỉ hưu buộc phải trẻ lạiBế mạc Hội Báo toàn quốc 2025 - Dấu ấn mốc son lịch sử 100 năm Báo chíDấu ấn những nữ nhà báo trên mặt trận truyền thông!

Nhiều giáo viên các trường cao đẳng cho rằng việc sửa đổi Luật sẽ hướng đến một hệ thống đào tạo nghề hiện đại, linh hoạt, giúp người học có nhiều cơ hội việc làm sớm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế.

Mở ra thêm lối đi chính thống cho người học

Một trong những điểm đột phá đáng chú ý trong Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) là việc hình thành chương trình trung học nghề tích hợp, kết hợp kiến thức văn hóa bậc Trung học phổ thông với đào tạo kỹ năng nghề nghiệp.

Cách tiếp cận này được kỳ vọng sẽ mở ra thêm lối đi chính thống cho học sinh sau Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, thay vì mặc định phải học lên Đại học. Học sinh có thể vừa học văn hóa, vừa học nghề, sớm có bằng cấp và cơ hội gia nhập thị trường lao động với kỹ năng chuyên môn vững vàng. Đây là bước tiến quan trọng trong thực hiện phân luồng, thúc đẩy phổ cập nghề cho thanh niên và tạo điều kiện học tập suốt đời.

Dự thảo cũng đưa ra định hướng quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng tinh gọn và hiệu quả. Trong đó, các trường trung học nghề và cao đẳng sẽ đóng vai trò là trung tâm đào tạo quốc gia hoặc vùng, với năng lực đào tạo và thực hành chất lượng cao. Hệ thống quản trị trong các trường nghề cũng được yêu cầu hoàn thiện để đáp ứng chuẩn mới về tự chủ và trách nhiệm xã hội.

Dưới góc độ của một trường vừa đào tạo sư phạm, vừa đào tạo nghề, bà Trịnh Thị Xim, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương cho rằng, Dự thảo Luật cần có lộ trình linh hoạt hơn cho người học, thêm cấp "trung học nghề" vào hệ thống quốc dân (thay thế “trung cấp nghề”; quy định rõ quyền liên thông giữa sơ cấp, trung học nghề, cao đẳng và đại học; đảm bảo bằng trung cấp nghề và bằng Trung học phổ thông có giá trị tương đương cấp độ 3, tạo điều kiện chuyển tiếp lên học cao hơn).

Chương trình liên thông theo tín chỉ, module thuận lợi cho việc học tập suốt đời và hướng vào đánh giá năng lực người học; nguyên tắc liên thông rõ ràng, linh hoạt, công bằng, đáp ứng nhu cầu cá nhân và xã hội. Ngoài ra, Dự thảo Luật cần có sự kết nối giữa giáo dục phổ thông, giáo dục nghề và giáo dục đại học, tạo nên hệ thống quốc dân mở, thống nhất... Dự thảo Luật cần thúc đẩy mô hình giáo dục nghề nghiệp mở - linh hoạt - liên thông kết hợp học văn hóa và nghề nghiệp; đồng thời mở rộng cơ hội hợp tác, đầu tư từ xã hội và doanh nghiệp vào lĩnh vực này. Đây là những cơ hội tốt cho việc học tập suốt đời và thích ứng nhanh với thị trường lao động luôn có nhiều biến động.

Khi Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) được thông qua, nhà trường sẽ có kế hoạch để điều chỉnh chương trình đào tạo theo các học phần đáp ứng chuẩn đầu ra, chú trọng việc thực hành, thực tập rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên, đồng hành cùng sinh viên trong các hoạt động phát triển chuyên môn; tăng cường hợp tác với doanh nghiệp (qua hoạt động tuyển sinh, giới thiệu việc làm, tổ chức tọa đàm, tổ chức triển lãm sản phẩm học tập, nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp, tổ chức các hoạt động trải nghiệm tại các địa phương (hoạt động Đoàn và Công đoàn...). Bên cạnh đó, nhà trường nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên qua việc học tập, bồi dưỡng chuyên môn với các chuyên gia trong nước và quốc tế, viết giáo trình, tài liệu; nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ và các năng lực số... nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu và chuẩn mực mới của Dự thảo Luật.

Công nghệ thông tin là ngành thu hút nhiều học viên tại các trường cao đẳng nghề hiện nay.  

Thúc đẩy chuyển đổi số trong đào tạo

Là trường cao đẳng nghề có liên kết với nhiều doanh nghiệp, bà Trần Thị Mỹ Hằng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội cho rằng, Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) cần làm rõ cơ chế liên thông giữa các trình độ đào tạo, xây dựng khung pháp lý cho liên kết đào tạo. Theo đó, quy định cụ thể hơn về lộ trình liên thông từ trung cấp nghề, cao đẳng lên đại học, bao gồm việc công nhận tín chỉ và giảm các yêu cầu bổ sung không cần thiết.

Cùng với đó là việc tăng cường chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo, bổ sung các quy định về ưu đãi cụ thể như: miễn giảm thuế hoặc hỗ trợ tài chính, cho doanh nghiệp tham gia xây dựng chương trình đào tạo, cung cấp cơ sở thực tập và tuyển dụng sinh viên. Đồng thời, Luật nên làm rõ trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp trong quá trình hợp tác với nhà trường, từ tuyển sinh đến đánh giá chất lượng đầu ra.

Bà Trần Thị Mỹ Hằng cũng bày tỏ mong muốn Nhà nước có thể xem xét thêm việc thúc đẩy chuyển đổi số và tích hợp công nghệ trong đào tạo, quy định về chuyển đổi số như: phát triển học liệu số, đào tạo trực tuyến, và tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào chương trình giảng dạy. Điều này đảm bảo chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của người học.

Riêng với các trường cao đẳng nghề nói chung và Trường Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội nói riêng, bà Trần Thị Mỹ Hằng đề xuất, các cơ quan quản lý nhà nước có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các trường phát triển mạnh mẽ mảng đào tạo nghề, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Trong đó, đặc biệt quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất hiện đại (các mô hình đào tạo nghề chất lượng cao), về đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên; có cơ chế chính sách thu hút học sinh giỏi quan tâm các ngành nghề và bám nghề trong quá trình đào tạo cũng như sau này ra cuộc sống để hành nghề; bồi dưỡng các năng lực quản trị nhà trường cho đội ngũ trong giai đoạn mới; coi trọng các ngành nghề truyền thống, tạo bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong hội nhập quốc tế và được thể hiện trong các chương trình đạo tạo, bồi dưỡng của nhà trường.

 
Thanh Huyền
Dân số già, tuổi nghỉ hưu buộc phải trẻ lại
Dân số già, tuổi nghỉ hưu buộc phải trẻ lại

(SKTE) - Nghỉ hưu ở tuổi 60 không còn đồng nghĩa với an dưỡng khi dân số già hóa đang tăng nhanh và tuổi thọ tăng cao. Tại Việt Nam, già hóa dân số đang đặt ra bài toán mới: Tuổi già liệu có còn là lúc… nghỉ ngơi?

Bế mạc Hội Báo toàn quốc 2025 - Dấu ấn mốc son lịch sử 100 năm Báo chí
Bế mạc Hội Báo toàn quốc 2025 - Dấu ấn mốc son lịch sử 100 năm Báo chí

(SKTE) - Sau 3 ngày diễn ra tại Thành phố Hà Nội, Hội Báo toàn quốc năm 2025 đã bế mạc vào chiều 21/6, với chủ đề "Báo chí Việt Nam - Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Đây là dấu ấn mốc son lịch sử 100 năm Báo chí, nhiều hình ảnh ấn tượng và ý nghĩa tại sự kiện. Ban Tổ chức đã trao giải cho các đơn vị, cơ quan báo chí tham gia.

Báo chí góp phần đưa chính sách vào đời sống
Báo chí góp phần đưa chính sách vào đời sống

Ngoài vai trò đưa thông tin đến với độc giả, công chúng, báo chí ngày nay còn giữ vai trò là kênh kết nối, đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân, đồng thời thông tin phản hồi, phản biện những khó khăn, vướng mắc và là diễn đàn ý kiến của người dân, doanh nghiệp đến với Đảng, Nhà nước.

Kiểm soát chặt chẽ trong quản lý thuế
Kiểm soát chặt chẽ trong quản lý thuế

Gian lận thuế từ “thô sơ” như kê khai thiếu doanh thu, chi phí không có thật, cho đến các thủ đoạn tinh vi như lập công ty “ma” để mua bán hóa đơn giá trị gia tăng, gian lận hoàn thuế, hay chuyển giá giữa các công ty trong tập đoàn đa quốc gia. Đặc biệt, trong thời đại thương mại điện tử phát triển mạnh, các doanh nghiệp còn sử dụng các nền tảng số và giao dịch xuyên biên giới để tránh nghĩa vụ thuế. Không chỉ gây thất thu ngân sách, gian lận thuế còn làm suy giảm niềm tin vào sự công bằng và minh bạch của hệ thống pháp luật.

Người trẻ bị suy thận mạn do uống thuốc không rõ nguồn gốc, được quảng cáo trên mạng
Người trẻ bị suy thận mạn do uống thuốc không rõ nguồn gốc, được quảng cáo trên mạng

Theo nhận định của các chuyên gia y tế, đáng lo ngại nhất hiện nay trong điều trị suy thận mạn là số lượng bệnh nhân phải chạy thận gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng này là người bệnh tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, thường được quảng cáo tràn lan trên mạng, truyền miệng trong dân gian khiến tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.

Dấu ấn những nữ nhà báo trên mặt trận truyền thông
Dấu ấn những nữ nhà báo trên mặt trận truyền thông!

(SKTE) - Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6/2025), sáng 11/6, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phối hợp Hội Nhà báo Việt Nam, tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia, với chủ đề “Phụ nữ với 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam”. Đây là hoạt động có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc, hướng tới tôn vinh những đóng góp quan trọng của phụ nữ và báo chí nữ trong suốt chiều dài phát triển của nền Báo chí Cách mạng.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự