Chủ Nhật, 09/03/2025 14:23 (GMT+7)

Kết quả ấn tượng của Việt Nam trong Báo cáo chỉ số lãnh đạo của phụ nữ và trẻ em gái 2024

Tổ chức Plan International Việt Nam mới chia sẻ những kết quả ấn tượng của Việt Nam trong Báo cáo chỉ số lãnh đạo của phụ nữ và trẻ em gái 2024 (Girls’ Leadership Index 2024 – GLI 2024). Theo đó, Việt Nam là một trong số ít quốc gia đạt điểm tuyệt đối (1.0) trong Chỉ số Luật pháp và chính sách, phản ánh hệ thống chính sách pháp luật tiên tiến, bảo vệ toàn diện và thúc đẩy quyền của phụ nữ và trẻ em gái
Ảnh đại diện tin bài

Chính sách quan tâm đối với Người khuyết tậtBộ Y tế: Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định Luật Khám bệnh, chữa bệnhNam Định: Trách nhiệm liên quan giữa Cục Quản lý thị trường, với môi trường sức khỏe và hoạt động doanh nghiệp?Thời hạn xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2025

Báo cáo do Plan International châu Á - Thái Bình Dương thực hiện, chỉ số GLI 2024 đánh giá cơ hội phát triển năng lực lãnh đạo của phụ nữ và trẻ em gái tại 19 quốc gia Nam Á và Đông Nam Á, cùng 14 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Thái Bình Dương. 

Báo cáo phân tích dữ liệu trên 07 lĩnh vực quan trọng, bao gồm: giáo dục, cơ hội và tiềm năng trong lĩnh vực kinh tế, bảo vệ, sức khỏe, tiếng nói và sự tham gia, luật pháp và chính sách, cũng như hành động hướng tới ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Kết quả GLI 2024 một lần nữa khẳng định những bước tiến quan trọng mà Việt Nam đã đạt được trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và tạo điều kiện cho phụ nữ và trẻ em gái có cơ hội được phát huy tối đa tiềm năng của mình. 

Cụ thể, với tiền đề và nền tảng vững chắc về Luật Bình đẳng giới năm 2006 và Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030, Việt Nam là một trong số ít quốc gia đạt điểm tuyệt đối (1.0) trong Chỉ số Luật pháp và chính sách, phản ánh hệ thống chính sách pháp luật tiên tiến, bảo vệ toàn diện và thúc đẩy quyền của phụ nữ và trẻ em gái. Đây là một thành tựu quan trọng, khẳng định những nỗ lực bền bỉ của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường vững chắc để tạo điều kiện cho nữ giới phát triển và khẳng định vai trò lãnh đạo.

Chính sách nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ đã cải thiện sức khỏe cho phụ nữ,

bảo đảm điều kiện tốt nhất để trẻ em gái phát triển toàn diện. Ảnh: Plan International Việt Nam 

 

Việt Nam đứng thứ hai toàn khu vực (chỉ sau Singapore) về Chỉ số Tiếng nói và sự tham gia trong lĩnh vực chính trị, thể hiện sự hiện diện ngày càng mạnh mẽ của phụ nữ trong các cơ quan lập pháp và hành pháp. Cụ thể, Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương với 30,26%, theo kết quả được đưa ra trong Hội nghị Bộ trưởng Khu vực châu Á – Thái Bình Dương tháng 11/2024. Thành tích này phản ánh sự quan tâm sâu sắc của Việt Nam đối với việc trao quyền cho phụ nữ, bảo đảm sự tham gia bình đẳng và tiếng nói của nữ giới trong các quyết sách quan trọng.

Việt Nam tiếp tục duy trì kết quả tích cực và ổn định trong Chỉ số Sức khỏe, trong khi nhiều quốc gia trong khu vực chứng kiến sự suy giảm đáng kể. Thành tựu này là minh chứng rõ nét cho những chính sách hiệu quả của Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, đảm bảo điều kiện tốt nhất để trẻ em gái phát triển toàn diện.

Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có cải thiện đáng kể về Chỉ số Bảo vệ, thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa và ứng phó với bạo lực, bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái, tạo điều kiện an toàn và công bằng để nữ giới được phát huy tối đa tiềm năng của mình. Theo báo cáo của Bộ Công an, số vụ bạo lực gia đình đã giảm 20% trong năm 2024 so với năm trước, cho thấy hiệu quả của các chương trình phòng ngừa và hỗ trợ nạn nhân.

Việt Nam đạt mức tăng điểm cao nhất trong chỉ số Hành động hướng tới ứng phó với biến đổi khí hậu, thể hiện vai trò tiên phong trong việc thực hiện các chính sách môi trường bền vững. Thành tựu này cho thấy nỗ lực không ngừng của Việt Nam trong việc xây dựng một tương lai xanh, bền vững, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ – đặc biệt là trẻ em gái – có thể phát triển trong một môi trường an toàn và lành mạnh. Cụ thể, Việt Nam đã cam kết giảm 9% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030, đồng thời triển khai nhiều dự án năng lượng tái tạo nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

 

Ngày 8/3/2025, tại cuộc gặp mặt giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính với nữ Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, nữ Anh hùng Lao động, nữ tướng, Lễ Kỷ niệm 40 năm Giải thưởng Kovalevskaia và trao giải năm 2024, Thủ tướng đã khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của phụ nữ và công tác phụ nữ, với nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi, chăm lo, bảo vệ quyền, tăng cường vai trò, sự đóng góp của phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi mặt đời sống, xã hội. 

Các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phụ nữ luôn được các cấp, các ngành, các địa phương chú trọng tổ chức triển khai thực hiện và đạt nhiều kết quả quan trọng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành, các địa phương và toàn xã hội, chúng ta tự hào thấy rằng, phụ nữ Việt Nam đang ngày càng phát triển về mọi mặt, khẳng định vai trò, vị thế, sự đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.

Việt Nam là một trong những quốc gia hoàn thành sớm nhất Mục tiêu thiên niên kỷ về bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ. Theo Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu năm 2024 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố, Chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2024 xếp hạng 72/146 quốc gia, tăng 11 bậc so với năm 2022. Tỉ lệ cán bộ lãnh đạo quản lý trong các cơ quan Đảng và Nhà nước được nâng cao về số lượng và chất lượng. Tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 của Việt Nam ở mức cao so với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (trên 30%). Nữ giới cũng là lực lượng lao động đông đảo của đất nước. 

Phụ nữ Việt Nam cũng luôn là lực lượng quan trọng trong công tác quốc phòng, an ninh, đối ngoại, gìn giữ và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa độc lập, hòa bình, hợp tác và phát triển. Việt Nam là một trong những nước đi đầu về tỉ lệ nữ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. 

 

Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, lực lượng trí thức nữ ngày càng phát triển vững mạnh, nhiều người gặt hái thành công lớn cả trong và ngoài nước, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Theo danh sách được công nhận chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư của Hội đồng Giáo sư Nhà nước, giai đoạn 2019 - 2024, có 601 nữ Giáo sư và Phó Giáo sư/tổng số 2.798 Giáo sư và Phó Giáo sư, chiếm 21,5%.


Hoa Bùi
Bác sĩ cảnh báo nhiều trẻ biến chứng nặng
Bác sĩ cảnh báo nhiều trẻ biến chứng nặng

Số ca mắc sởi trên toàn quốc tăng nhanh, nhiều ca biến chứng nặng. Tuy nhiên, nhờ tinh thần chủ động và tuân thủ chỉ đạo của Bộ Y tế, các bệnh viện, đặc biệt là Bệnh viện Hồng Ngọc, đã triển khai hiệu quả công tác điều trị và kiểm soát nhiễm khuẩn, giúp trẻ hồi phục nhanh và hạn chế lây nhiễm chéo.

Các bài tập vận động tại nhà cho trẻ thừa cân
Các bài tập vận động tại nhà cho trẻ thừa cân

Trẻ em hiện nay thường “lười” tập thể dục do “nghiện” ti vi, điện thoại, thiếu không gian vui chơi... Do đó, phụ huynh có thể tìm các bài tập thể dục đơn giản dễ tập ngay tại nhà, phù hợp cả với các gia đình có diện tích nhà nhỏ hẹp để khuyến khích trẻ vận động.

Thuốc điều trị viêm tai giữa do bệnh sởi
Thuốc điều trị viêm tai giữa do bệnh sởi

Viêm tai giữa là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh sởi, đặc biệt ở trẻ em. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm tai giữa có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn..

Khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống bệnh sởi
Khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan rất nhanh, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não, có thể dễ dẫn đến tử vong. Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự