Thứ Hai, 16/12/2024 16:25 (GMT+7)

Quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ trẻ em

Trong thời gian qua trên các nền tảng MXH như Facebook, YouTube, Telegram...liên tục xuất hiện các clip quảng cáo game cờ bạc, khi trẻ em tham gia vào mạng xã hội sẽ bị thu hút các quảng cáo.Trẻ em thường thiếu khả năng phân biệt giữa thực tế và quảng cáo, vì thế trẻ dễ bị tác động bởi những thông điệp tiếp thị. Do đó, một vấn đề được đặt ra là yêu cầu cần có giải pháp quản lý quảng cáo trên mạng phù hợp để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là các hạn chế tiêu cực đến trẻ em.
Ảnh đại diện tin bài

Chán ăn tâm thần ở trẻ emDẹp đường cho đoàn xe đám cưới ở Thanh Hóa: 5 " vệ sĩ " bị khởi tố

Luật Quảng cáo đang được xem xét sửa đổi, nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế sau hơn 10 năm thực hiện, tạo cho trẻ em có suy nghĩ, hành động trái với đạo đức và thuần phong mỹ tục và cấm quảng cáo xấu đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của trẻ em.

Ảnh hưởng xấu từ các chiến dịch quảng cáo nhắm vào trẻ em

Quảng cáo nhắm vào trẻ em không chỉ gây ra những hệ lụy tiêu cực đối với hành vi tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển tâm lý và khả năng nhận thức của trẻ. Trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi những quảng cáo sinh động, đầy màu sắc và âm thanh hấp dẫn. Các chiến dịch quảng cáo thường sử dụng những nhân vật hoạt hình, hình ảnh thần tượng, hoặc khẩu hiệu dễ nhớ để thu hút sự chú ý của trẻ.

Tuy nhiên, quảng cáo có thể hình thành những nhu cầu không thực sự cần thiết và lối sống tiêu dùng thái quá, tập trung vào vật chất và coi trọng những giá trị bên ngoài hơn giá trị thực tiễn. Quảng cáo thực phẩm không lành mạnh ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe trẻ em. Ví dụ, quảng cáo các loại đồ uống có ga, snack, thực phẩm chế biến sẵn,… thường khuyến khích trẻ tiêu thụ nhiều hơn, bất chấp các khuyến cáo về dinh dưỡng.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, quảng cáo thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo và muối có thể thúc đẩy thói quen ăn uống không lành mạnh ở trẻ. Thói quen này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch khi trẻ lớn lên. 

Bên cạnh đó, quảng cáo về các sản phẩm công nghệ, trò chơi điện tử hoặc ứng dụng trên điện thoại thông minh có thể khiến trẻ dành nhiều thời gian hơn cho thiết bị điện tử.

Nếu quảng cáo hướng đến trẻ em thì ngay từ khâu thẩm định, phê duyệt đã có sự chú ý từ các chuyên gia và các cơ quan chức năng để xem xét, đánh giá. Nhưng có những quảng cáo không trực tiếp, hoặc không hoàn toàn hướng đến trẻ em, nhưng trẻ em cũng có thể bị tác động khi tiếp nhận quảng cáo, thì việc nhận diện và đánh giá tác động là khó khăn.

Đại biểu Lê Văn Khảm (Đoàn tỉnh Bình Dương) cũng đề cập đến ảnh hưởng của quảng cáo đối với trẻ em. Theo ông, nhiều nghiên cứu và quan sát thực tế cho thấy, quảng cáo có tác động và tác động có tính chất tích lũy đến cảm xúc, hành vi, cách cảm nhận về các chuẩn mực đến tâm lý, thái độ sống, lối sống của trẻ em.

Ông Khảm cho rằng, một số quảng cáo có thể chưa vi phạm đến thuần phong mỹ tục, nhưng có những hình ảnh không đẹp mắt, như quảng cáo thực phẩm có hình ảnh người truyền tải, có động tác hay cách ăn uống rất xấu làm cho trẻ em tưởng rằng thế là đúng, thế là vui, trong khi chúng ta còn đang dạy trẻ em “học ăn, học nói, học gói, học mở”.

Hoặc quảng cáo có hình ảnh cơ thể như hình dáng, kích thước hay cân nặng của người truyền tải quảng cáo làm cho thanh, thiếu niên bị ám ảnh về hình thể của mình, dẫn đến các em có thể mặc cảm, rối loạn ăn uống, thậm chí là bất mãn hoặc ghét chính bản thân mình. Hay những quảng cáo có ẩn dụ về tình dục, làm cho trẻ tò mò và tìm kiếm thông tin mà không phải từ những bài học giáo dục giới tính mà từ những ẩn ý có từ quảng cáo...

Quảng cáo xấu ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm lý trẻ em 

Bảo vệ trẻ em khỏi tác hại của quảng cáo thương mại

Thảo luận về dự án Luật này tại Kỳ họp thứ 8 vừa qua, đại biểu Quốc hội Trịnh Thị Tú Anh (Đoàn tỉnh Lâm Đồng) cho rằng, trẻ em đang ngày càng đối mặt với những hình thức quảng cáo tinh vi và xâm nhập, đòi hỏi cần có những quy định pháp luật cụ thể về bảo vệ quyền lợi của các em.

“Trong kỷ nguyên số, trẻ em đang phải đối mặt với một đại dương quảng cáo khổng lồ, các thuật toán thông minh không ngừng phân tích hành vi của trẻ để đưa ra những quảng cáo cá nhân hóa, vô hình trung tạo ra một áp lực lớn tâm lý đến các em.

Nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc quá sớm với những quảng cáo thường xuyên, có thể dẫn đến những vấn đề như tiêu dùng bốc đồng, hình thành những chuẩn mực không lành mạnh về vẻ đẹp và thành công, thậm chí gây ra các rối loạn tâm lý. Mặc dù đã có những quy định rõ ràng, tuy nhiên, việc bảo vệ trẻ em trước quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo trên mạng xã hội vẫn còn gặp nhiều khó khăn”, theo đại biểu.

Đáng chú ý là quảng cáo trên mạng xã hội rất đa dạng và khó kiểm soát, đặc biệt là quảng cáo hiển thị trên các trang web không chính thức. Các nhà quảng cáo luôn tìm kiếm những cách thức mới để thu hút sự chú ý của trẻ em, đôi khi vượt quá những giới hạn cho phép của pháp luật. Nhiều phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của quảng cáo đối với trẻ em, dẫn đến việc không có sự giám sát chặt chẽ.

Để bảo vệ trẻ em khỏi những tác hại của quảng cáo thương mại, cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ em về tiêu dùng có trách nhiệm, kiểm soát chặt nội dung quảng cáo.

Kiểm soát chặt nội dung quảng cáo: Gia đình có thể kiểm soát lượng quảng cáo mà trẻ tiếp xúc thông qua việc giám sát và hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử hoặc xem truyền hình. Cha mẹ nên giáo dục trẻ về cách phân biệt giữa quảng cáo và thực tế, giúp trẻ phát triển tư duy phản biện và không bị cuốn vào những thông điệp quảng cáo hấp dẫn.

Giáo dục về giá trị và tiêu dùng bền vững: Gia đình cần giáo dục trẻ về giá trị thực sự của tiền bạc và những quyết định mua sắm hợp lý. Cha mẹ giải thích cho trẻ hiểu việc mua sắm không chỉ là để thỏa mãn nhu cầu tức thì, mà còn phải tính đến yếu tố dài hạn và lợi ích của việc tiết kiệm, tái sử dụng, tiêu dùng có trách nhiệm với môi trường. 

Làm gương cho con: Cha mẹ là tấm gương để trẻ noi theo. Vì vậy, trong gia đình nếu cha mẹ có thói quen tiêu dùng hợp lý, biết cách quản lý tài chính thì con trẻ sẽ học hỏi và làm theo.

Tạo ra những hoạt động bổ ích: Cha mẹ nên tạo ra những hoạt động bổ ích như đọc sách, chơi thể thao, cùng làm việc nhà, tham gia các câu lạc bộ… để phân tán sự chú ý của trẻ vào quảng cáo.

Nhà trường và cộng đồng: Nhà trường cũng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ về tư duy phản biện, giá trị sống và tiêu dùng bền vững. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần ban hành những quy định chặt chẽ hơn về việc quảng cáo hướng tới trẻ em, đặc biệt là các quảng cáo về thực phẩm không lành mạnh và sản phẩm công nghệ.

Thanh Huyền tổng hợp
Quy định về độ tuổi nhập học đối với trẻ khuyết tật
Quy định về độ tuổi nhập học đối với trẻ khuyết tật

(SKTE) - Theo các văn bản pháp luật hiện hành, bao gồm Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC và Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT, trẻ khuyết tật được hưởng nhiều chính sách ưu tiên, đặc biệt là trong việc quy định độ tuổi nhập học.

Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng Giải pháp từ thực tiễn
Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng: Giải pháp từ thực tiễn

Khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng, các nhà trường, ngành Giáo dục địa phương đã có nhiều giải pháp quyết liệt, hiệu quả nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, giúp các em tự bảo vệ mình.

Thành phố khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thế giới theo Nghị quyết 57
Thành phố khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thế giới theo Nghị quyết 57

Cùng với việc tổ chức các phiên kết nối cung cầu công nghệ giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, Hải Phòng còn tổ chức chương trình làm việc tại nước ngoài để tạo ra các mối quan hệ hợp tác hiệu quả về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Hy vọng mới cho người bệnh chấn thương cột sống nghiêm trọng
Hy vọng mới cho người bệnh chấn thương cột sống nghiêm trọng

Bệnh viện Bạch Mai vừa lập cột mốc mới trong y học Việt Nam khi điều trị thành công ca gãy cột sống cổ phức tạp bằng phương pháp phẫu thuật nội soi. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện tại Việt Nam, mở ra hy vọng mới cho những người bệnh trẻ gặp chấn thương cột sống nghiêm trọng.

Nỗi khổ của người dân chạy cả trăm cây số xin sửa tên bệnh Lại tiếp tục nghiên cứu rà soát và hướng dẫn
Nỗi khổ của người dân chạy cả trăm cây số xin sửa tên bệnh: Lại tiếp tục nghiên cứu rà soát và hướng dẫn

(SKTE) - Theo lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Quảng Nam, đơn vị cùng với Sở Y tế hướng dẫn địa phương rà soát, xem xét giải quyết những trường hợp thuộc diện được hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 29 nhưng gặp vướng mắc khi ghi tên bệnh trong hồ sơ bệnh án không trùng với tên trong danh mục 42 tên bệnh hiểm nghèo.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam