Chán ăn tâm thần (CATT) là rối loạn ăn uống đặc trưng bởi việc không có khả năng duy trì một cân nặng bình thường, lo sợ khủng khiếp về tăng cân, thói quen ăn kiêng thường xuyên để ngăn tăng cân, thay đổi trong cách nhìn nhận về hình dáng và cân nặng của cơ thể.
Chán ăn tâm thần là một bệnh lý trong đó người bệnh hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể so với nhu cầu năng lượng của mình bằng cách ăn ít hơn, tập thể dục nhiều hơn và/hoặc tống thức ăn ra ngoài bằng thuốc nhuận tràng và nôn mửa. Trẻ em và trẻ vị thành niên mắc vấn đề này có cái nhìn lệch lạc về hình dáng cơ thể như nghĩ bản thân quá béo, chủ động dùng các biện pháp để giảm cân và duy trì cân nặng thấp hơn so với chuẩn.
Trong một số nền văn hóa, béo phì được coi là không hấp dẫn và không lành mạnh, và mong muốn trở nên gầy mỏng là phổ biến, ngay cả ở trẻ em. Hơn 50% số trẻ gái trước tuổi dậy thì ở Hoa Kỳ có chế độ ăn kiêng khem hoặc dùng các phương thức khác để kiểm soát cân nặng của mình. Quá lo lắng về cân nặng hoặc tiền sử ăn kiêng dường như cho thấy nguy cơ gia tăng và có khuynh hướng di truyền, và các nghiên cứu trên toàn bộ bộ gen đã bắt đầu xác định các locus cụ thể có liên quan đến tăng nguy cơ.
Các yếu tố gia đình và xã hội có thể đóng vai trò. Nhiều bệnh nhân thuộc tầng lớp trung lưu hoặc thượng lưu, họ quá tỉ mỉ và cưỡng ép, có trí thông minh trung bình và có tiêu chuẩn cao về thành tích và thành đạt. Hầu hết trẻ chán ăn tâm thần là trẻ gái nhưng hiện nay ngày càng có nhiều trẻ trai mắc bệnh lý này. Trước đây, bệnh thường xuất hiện ở các gia đình trung lưu và thượng lưu, nhưng hiện nay được ghi nhận ở tất cả các nhóm kinh tế xã hội, cũng như nhiều nhóm dân tộc và chủng tộc khác nhau.
|
Ảnh minh hoạ. |
Trẻ em mắc chứng chán ăn thường xuất thân từ những gia đình cha mẹ có tính cách cứng nhắc và hay chỉ trích. Những cha mẹ có xu hướng xâm phạm không gian riêng, bao bọc quá mức trong khi trẻ còn phụ thuộc và chưa trưởng thành về mặt cảm xúc. Trẻ có thể mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần khác như rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm.
Để cải thiện tình trạng chán ăn của trẻ, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời, các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Cha mẹ có thể cũng có thể áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy, cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con.
Chứng chán ăn tâm thần có thể nhẹ và thoáng qua hoặc nghiêm trọng và lâu dài. Mặc dù nhẹ cân, hầu hết bệnh nhân lo ngại rằng họ nặng quá mức hoặc các vùng cơ thể. Sự bận tâm và lo lắng về tăng cân ngay cả khi đã xuất hiện biểu hiện hốc hác.
Việc điều trị chán ăn tâm thần có thể đòi hỏi can thiệp ngắn hạn duy trì mạng sống để hồi phục lại cân nặng cơ thể. Khi mất cân nặng ở mức trầm trọng hoặc nhanh hoặc khi trọng lượng giảm xuống dưới 75% trọng lượng thông thường thì việc khôi phục lại trọng lượng sẽ trở nên rất quan trọng và cần cân nhắc điều trị ở bệnh viện. Cha mẹ, giáo viên hoặc người chăm sóc có thể phát hiện dấu hiệu trẻ em hoặc vị thành niên mắc chứng chán ăn tâm thần, mặc dù nhiều trẻ có xu hướng che dấu biểu hiện. Bất cứ khi nào trẻ có các dấu hiệu chán ăn hoặc nghi ngờ chán ăn tâm thần, cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể đưa trẻ đến khám