Thứ Hai, 21/10/2024 08:00 (GMT+7)

Tâm sự nghề

(SKTE) Hơn 20 năm làm việc trong lĩnh vực cứu trợ trẻ em khuyết tật, với nhiều cung bậc cảm xúc, vui buồn, nhưng tôi luôn cảm thấy hạnh phúc. Hạnh phúc bởi bản thân đã góp phần nhỏ bé của mình, chung tay với xã hội giúp đỡ trẻ khuyết tật, và được công tác trong môi trường giàu lòng nhân ái, sự yêu thương và sẻ chia.
Ảnh đại diện tin bài

Lãnh đạo Trung ương Hội CTTETT Việt Nam chúc mừng đồng chí Mai Thị Hạnh (thứ 2 từ phải qua) được bổ nhiệm Chánh Văn phòng Hội.

Lãnh đạo Trung ương Hội CTTETT Việt Nam chúc mừng đồng chí Mai Thị Hạnh (thứ 2 từ phải qua) được bổ nhiệm Chánh Văn phòng Trung ương Hội.

Duyên với nghề

Mỗi con người đều có những ước mơ và lựa chọn cho mình con đường riêng và sự lựa chọn ấy thành công hay thất bại đều mang cho ta nhiều xúc cảm. Với tôi, đến với “nghề” cứu trợ trẻ em khuyết tật là một cái Duyên.

Tôi được sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Yên Định, Thanh Hoá, quê hương Bà Triệu (Thủ lĩnh kháng chiến thế kỷ thứ 3 tại Việt Nam), nơi có truyền thống hiếu học. Được thừa hưởng truyền thống, ngay từ nhỏ tôi đã đam mê với sách vở, đặt việc học lên hàng đầu, cùng với đó trả lời cho câu hỏi muốn trưởng thành không có con đường nào khác là “Học tập và rèn luyện”. Đam mê ấy cũng mang lại niềm vui cho bản thân và gia đình - Tôi thi đỗ vào Trường Đại học Luật Hà Nội. Suốt những năm tháng trên giảng đường Đại học tôi không ngừng rèn luyện bản thân. Ngoài giờ học, tôi còn đi gia sư để có thêm nguồn thu nhập trang trải cuộc sống, giúp đỡ gia đình và tăng kinh nghiệm sống.

Ngày đầu tiên tôi đến làm gia sư, thật bất ngờ và xúc động, khi hết giờ dạy tôi ra về thì có một cháu nhỏ chạy ra ôm lấy tôi và khóc: “Cô ơi cô đừng về, cô ở lại đây chơi với con đi”. Qua tìm hiểu từ gia đình tôi được biết em bị mắc bệnh tự kỷ nặng, không giao lưu, tiếp xúc với mọi người, chỉ suốt ngày khép mình trong phòng, gia đình cũng tìm đủ mọi cách để giúp em hòa đồng với mọi người, nhưng đều không thành công, em đã 8 tuổi mà chưa đi học.

Hàng ngày, sau khi tôi dạy anh trai em học bài xong tôi ở lại dành 30 phút để trò chuyện với em, hiểu em hơn, dỗ dành em và nắm được những sở thích của em. Từ khi gặp được tôi, em tiến bộ rất nhiều, trở thành cậu bé vui vẻ, mạnh dạn hơn, hòa đồng với mọi người trong gia đình, biết vâng lời ông bà, cha mẹ và em đã biết nói: “Cô ơi, con cũng muốn được cô dạy con học như anh trai của con”, nghe em nói tôi đã khóc. Và không ai khác, tôi chính là người đã dạy em từ những chữ cái đầu tiên, con số đầu tiên. Em rất ngoan, học thông minh, chỉ sau 3 tháng học em đã biết đọc, biết viết. Qua sự tư vấn của tôi, gia đình đã cho em đi học hòa nhập, con học rất giỏi, không còn biểu hiện của một cậu bé nhút nhát, không muốn tiếp xúc với mọi người nữa. Hiện nay em đã tốt nghiệp đại học, đi làm.

Còn tôi, sau khi tốt nghiệp Đại học tôi trở thành một cán bộ Tư pháp. Ban ngày mải mê với công việc, khi màn đêm buông xuống, tôi suy nghĩ rất nhiều và hình ảnh cậu bé kia cứ quanh quẩn trong đầu tôi, làm tôi không thể nào ngủ ngon giấc. Tôi nghĩ có biết bao đứa trẻ ngoài kia như cậu ấy cần được quan tâm, giúp đỡ kịp thời và đúng cách thì các em sẽ có nhiều cơ hội để phát triển. Thế rồi tôi quyết định bỏ công việc cán bộ tư pháp của để đi theo con đường mà mình lựa chọn.

Mang niềm vui đến với trẻ em khuyết tật

Ngày đầu đến với nghề là khi tôi hỗ trợ Trung tâm nhân đạo Vĩnh Hà thành lập và đi vào hoạt động. Cùng ban lãnh đạo Trung tâm, chúng tôi đã xin UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp cho Trung tâm 2.5ha đất để xây dựng trụ sở của Trung tâm

Làm việc không có lương tại Trung tâm Nhân đạo Vĩnh Hà được 5 năm. Một điều khó tin, bởi mọi người đặt câu hỏi làm việc nhân đạo không lương thì sống bằng gì? và lấy gì để nuôi con? Nhưng đấy là sự thật, tôi lao động kiếm tiền để sống và nuôi con bằng việc làm gia sư.

Duyên với nghề ngày càng gắn với tôi, khi năm 2008, tôi chính thức được bác Nguyễn Bá Duyệt - Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực - Tổng thư ký xin tôi về công tác tại Hội và giữ chức vụ Phó Chánh văn phòng Hội kiêm thủ quỹ “bền vững” 16 năm qua. Tháng 9/2024, nhận nhiệm vụ mới: Chánh Văn phòng Trung ương Hội, tôi ý thức được rằng nhiệm vụ gắn liền với trách nhiệm. Tôi sẽ luôn luôn rèn luyện để học hỏi, để tiến bộ và hoàn thành nhiệm vụ. Tôi cảm ơn Ban lãnh đạo tiền nhiệm, Ban lãnh đạo đương nhiệm đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi cơ hội để rèn luyện và phát triển bản thân.

Được sự giúp đỡ của đồng chí Đỗ Thúy Lan - Ủy viên Ban Chấp hành Hội, Giám đốc Trung tâm Sao mai, tôi trở thành một Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam sinh hoạt tại Chi bộ Trung tâm Sao mai khi Hội chưa thành lập Chi bộ Đảng.

Theo đuổi công việc giúp đỡ trẻ em khuyết tật đến nay đã hơn 20 năm, có nhiều cung bậc cảm xúc vui buồn, hạnh phúc khác nhau. Tôi vui vì đã góp phần nhỏ bé của mình cùng chung tay với xã hội giúp đỡ trẻ khuyết tật, nhất là được công tác trong môi trường giàu lòng nhân ái, ai ai cũng có tấm lòng yêu thương và sẻ chia. Chung tay cùng với Ban lãnh đạo Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam, tập thể, cán bộ, hội viên, các Trung tâm. Nhà cứu trợ, các đơn vị thành viên thuộc Hội xây dựng Hội phát triển, vững mạnh để giúp được nhiều mảnh đời kém may mắn vươn lên hòa nhập với cộng đồng./.

0
Bạo hành gia đình và nỗi đau con trẻ
Bạo hành gia đình và nỗi đau con trẻ

Mỗi cái nhìn đầy sân hận, mỗi lời nói thô bạo, mỗi hành động làm tổn thương người thân đều là sự gieo trồng của những hạt giống bất thiện trong tâm thức.

Cần nhiều chính sách bảo vệ và nâng cao quyền lợi của trẻ tự kỷ
Cần nhiều chính sách bảo vệ và nâng cao quyền lợi của trẻ tự kỷ

(SKTE) - Để bảo vệ và nâng cao quyền lợi của trẻ tự kỷ và gia đình, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Công đề xuất Nhà nước cần có một chính sách dành cho trẻ tự kỷ như quyền được tiếp cận giáo dục hòa nhập, quyền được tiếp cận các dịch vụ y tế chuyên biệt, quyền được bảo vệ khỏi các hình thức phân biệt đối xử, quyền được tiếp cận các dịch vụ công cộng, các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ cho gia đình…

Đà Nẵng triển khai mô hình “Cổng trường An toàn”
Đà Nẵng triển khai mô hình “Cổng trường An toàn”

Ngày 27/3, Thành đoàn Đà Nẵng phát động mô hình “Cổng trường An toàn” phân luồng giao thông - Vững bước tương lai năm 2025. Hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về giao thông cho học sinh trên toàn thành phố.

Khổ vì giấy chuyển viện
Khổ vì giấy chuyển viện?

(SKTE) - Giấy chuyển viện là nỗi ám ảnh cho những người bệnh nặng. Với những ai may mắn chưa từng thấm nỗi khổ này, để tôi giải thích.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự