Thứ Ba, 15/07/2025 19:16 (GMT+7)

Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam: Đẩy mạnh khoa học công nghệ, phát triển kinh tế hiệu quả, bền vững

(SKTE) - Sáng 15/7/2025, tại Hà Nội, Diễn đàn "Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam giai đoạn giai đoạn 2026–2030, định hướng đến năm 2045", đã diễn ra. Các chuyên gia về kinh tế, doanh nghiệp, đã cùng thảo luận, đánh giá mô hình tăng trưởng kinh tế thời gian qua; đồng thời trao đổi về những nội dung, xác lập mô hình tăng trưởng mới, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế xanh, phát triển kinh tế hiệu quả và bền vững...
Ảnh đại diện tin bài

PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn - Phó Trưởng ban, Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương, phát biểu tại Diễn đàn "Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam giai đoạn giai đoạn 2026–2030, định hướng đến năm 2045", ngày 15/7/2025 tại Hà Nội. (Ảnh: Đ.Bách)

Tọa đàm Chính sách: Kinh tế vĩ mô Việt Nam - Nhìn lại 2024 và Triển vọng 2025Nhìn lại năm 2024: Chuyển đổi số thúc đẩy du lịch Việt Nam tăng trưởng bền vữngBộ Y tế ban hành Thông tư quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của 990 dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng

Trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước, giai đoạn 2026–2030 được Đảng và Nhà nước nhận định là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội. Xác lập mô hình tăng trưởng mới, không chỉ là yếu tố cấp thiết mà còn là bước đi xác định phương hướng, chiến lược cho tương lai lâu dài. Đây cũng là nội dung chính của chương trình “Diễn đàn Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam giai đoạn 2026–2030, định hướng đến năm 2045” do Viện Kinh tế Việt Nam và Thế giới (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) tổ chức đã diễn ra sáng 15/7/2025 tại Hà Nội.

Chương trình có sự tham dự và phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện của Ban Chính sách, chiến lược Trung ương; đại diện các Bộ, ban, ngành trung ương, các chuyên gia trong nước và quốc tế, cùng cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức phát triển. Đây sẽ là dịp quan trọng để các bên cùng nhìn nhận lại những thành tựu, tồn tại trong giai đoạn phát triển vừa qua, đồng thời thảo luận, đóng góp ý kiến cho định hướng chiến lược tăng trưởng dài hạn của đất nước trong bối cảnh mới.

Quang cảnh tại Diễn đàn.


Xác lập mô hình tăng trưởng mới, lộ trình và định hướng phát triển

 Phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn, PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn - Phó Trưởng ban, Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương, đã chia sẻ và trình bày, về những nội dung quan trọng đối với việc xác lập mô hình tăng trưởng mới. Từ thực tế đó, PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn đưa ra nhận định và đặt ra 6 nhóm câu hỏi lớn, như những gợi mở sâu sắc cho các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia và toàn xã hội cùng suy ngẫm và tìm lời giải.

 PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn - Phó Trưởng ban, Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương, phát biểu.

Cụ thể,  liên quan tới việc xác lập mô hình tăng trưởng mới, nội dung 6 câu hỏi bao gồm:

-1. Vai trò của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số sẽ được định vị như thế nào trong mô hình tăng trưởng mới? Đây là những động lực chính đã được Đảng ta xác định, nhưng câu hỏi đặt ra là cần những cơ chế, chính sách đột phá nào để biến tiềm năng thành sức mạnh vật chất thực sự.

-2. Việt Nam nên tiếp cận việc phát triển khoa học công nghệ theo lộ trình nào? Chúng ta nên đi tuần tự, từ tiếp nhận, phổ biến công nghệ rồi mới đến đầu tư nghiên cứu phát triển, hay cần tiến hành đồng thời, thậm chí "đi tắt đón đầu" ở một số lĩnh vực trọng điểm để có thể bắt kịp và vươn lên? Đây là lựa chọn chiến lược, quyết định tốc độ hiện đại hóa của nền kinh tế.

-3. Làm thế nào để tạo ra sự dịch chuyển mạnh mẽ các nguồn lực (đất đai, vốn, lao động) từ các ngành thâm dụng tài nguyên, lao động sang ngành có giá trị gia tăng cao, dựa vào tri thức và đổi mới sáng tạo? Câu hỏi này gắn liền với việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội bền vững.

-4. Đâu là những ngành, lĩnh vực cần được ưu tiên đột phá để dẫn dắt quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế? Vai trò của Nhà nước và thị trường sẽ được phân định ra sao? Nhà nước sẽ đóng vai trò "kiến tạo", định hướng, trong khi kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.

-5. Vai trò của các đô thị lớn, các vùng động lực tăng trưởng sẽ ra sao trong mô hình mới? Thực tế cho thấy sự tăng trưởng và đóng góp của nhiều cực tăng trưởng đang có xu hướng chậm lại. Cần những cơ chế, chính sách đặc thù nào để các "đầu tàu" này tiếp tục phát huy vai trò dẫn dắt, tạo sức lan tỏa cho cả nước?

-6. Cần những cơ chế chính sách gì để thực sự khuyến khích, bảo vệ đội ngũ làm đổi mới sáng tạo, thu hút và trọng dụng nhân tài, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao? Làm sao để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, tạo nền tảng vững chắc cho mô hình tăng trưởng mới?

Những câu hỏi mà PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn đặt ra đã khái quát hóa những vấn đề cốt lõi nhất về chiến lược phát triển tăng trưởng kinh tế mà Việt Nam cần đối mặt và giải quyết. Việc tìm ra lời giải đáp thỏa đáng cho những câu hỏi này sẽ là chìa khóa để xây dựng một mô hình tăng trưởng mới, giúp Việt Nam phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược đến năm 2030 và tầm nhìn 2045.

Thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế

Nhận xét về tăng trưởng kinh tế Việt Nam, hiện tại “không trì trệ nhưng cũng không bứt phá, không còn đói nghèo nhưng chưa giàu mạnh”, TS. Đặng Xuân Thanh - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cho biết, dù có những bước tiến, nhưng đây là dấu hiệu của bẫy thu nhập trung bình, tình trạng chung của hơn 100 quốc gia đang phát triển trên thế giới chưa thể vượt qua.

TS. Đặng Xuân Thanh - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, phát biểu tại diễn đàn. (Ảnh: Đ.Bách) 

Hiện nay, mô hình tăng trưởng của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào quá trình sử dụng thâm niên lâu dài, với những hạn chế tồn tại cố hữu, cơ học lý thuyết... Động lực tăng trưởng chính đến từ mở rộng đầu tư và lao động giá rẻ, còn năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) và đóng góp khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo vẫn rất hạn chế. Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng kinh tế để bứt phá trong giai đoạn tới.

Động lực tăng trưởng chính đến từ mở rộng đầu tư và lao động giá rẻ, còn năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) và đóng góp khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo vẫn rất hạn chế. Tốc độ tăng năng suất lao động tuy cải thiện nhưng bình quân chỉ khoảng 5%/năm, thấp hơn nhiều so với các nước dẫn đầu trong khu vực. Mô hình tăng trưởng còn dựa nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong khi khu vực doanh nghiệp trong nước phát triển chưa tương xứng.

Kinh tế Việt Nam mang tính “nhị nguyên”, khu vực FDI chiếm 71% kim ngạch xuất khẩu nhưng liên kết với doanh nghiệp nội địa yếu, hiệu ứng lan tỏa công nghệ thấp. Khu vực tư nhân trong nước vẫn chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, thiếu vắng các doanh nghiệp tầm cỡ và chỉ đóng góp khoảng 44% GDP. Đầu tư cho nghiên cứu, phát triển (R&D) còn rất thấp (khoảng 0,5% GDP, so với trung bình thế giới khoảng 2,2%), khiến khả năng đổi mới sáng tạo của nền kinh tế bị hạn chế. Mục tiêu công nghiệp hóa cơ bản vào 2020 đã không đạt được.

Bên cạnh đó, mô hình tăng trưởng hiện nay chưa gắn kết với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn vừa qua đi kèm với gia tăng ô nhiễm và cường độ phát thải cao. Việc khai thác tài nguyên thiếu bền vững và lỏng lẻo trong quản lý môi trường đã gây ra những hệ lụy như ô nhiễm không khí và nguồn nước ở các đô thị, suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh học.

Theo TS. Lê Xuân Sang - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam và Thế giới chia sẻ nhận định, chỉ ra một số điểm, về một số hạn chế trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam: đó là kinh tế Việt Nam đang chủ yếu tăng trưởng dựa vào tăng vốn đầu tư, giá rẻ từ nhân công và thuê mặt bằng kinh doanh; bước đầu chuyển sang tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

 TS. Lê Xuân Sang - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam và Thế giới (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), chia sẻ. (Ảnh: Đại Lộc)

TS. Lê Xuân Sang, cũng bày tỏ đánh giá: “Tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn dựa chủ yếu vào bên ngoài (nhập khẩu chủ yếu từ đầu vào sản xuất công nghiệp đến nông nghiệp) dẫn đến công nghiệp phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu nước ngoài, nhất là Mỹ. Chính vì vậy, Việt Nam hiện nay đang có những cải tổ, cải cách nhằm thúc đẩy khoa học công nghệ, bộ máy nhà nước, phát triển kinh tế tư nhân,… những chính sách này góp phần thúc đẩy những lĩnh vực mà Việt Nam còn yếu kém, bị kìm hãm”.

Còn theo ThS. Phạm Thị Thanh - Viện Kinh tế Việt Nam và Thế giới, cho rằng: Trong những năm qua, bên cạnh các thành tựu, mô hình tăng trưởng của Việt Nam vẫn tồn tại nhiều hạn chế về chất lượng, tính bền vững và khả năng đổi mới. Các đặc điểm nổi bật của mô hình tăng trưởng hiện nay cho thấy vẫn nghiêng về chiều rộng, phụ thuộc nhiều vào đầu tư vốn, khai thác tài nguyên và lao động giá rẻ.

Xác lập mô hình tăng trưởng mới, phát triển kinh tế hiệu quả và bền vững

Theo các chuyên gia, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam những năm gần đây đang có xu hướng chậm lại, chất lượng tăng trưởng thấp. Phương thức phân bổ nguồn lực xã hội chưa có sự thay đổi rõ rệt; năng suất lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp còn thấp. Kinh tế vĩ mô ổn định nhưng chưa vững chắc, bội chi ngân sách còn lớn, nợ công tăng nhanh.

Trong bối cảnh toàn cầu hiện nay, mô hình tăng trưởng của các nền kinh tế, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam chịu tác động sâu sắc từ những thay đổi nhanh chóng trong trật tự địa chính trị, xu hướng chuyển đổi công nghệ, cũng như yêu cầu mới về phát triển bền vững. Những yếu tố này không chỉ đặt ra thách thức mà còn tạo ra cơ hội chiến lược để Việt Nam điều chỉnh mô hình tăng trưởng hướng tới hiệu quả và bền vững hơn.

Khẳng định chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và kinh tế số là hai xu hướng không thể đảo ngược, được thúc đẩy bởi áp lực môi trường, nhu cầu tiêu dùng bền vững và sự phát triển công nghệ, GS.TS. Trần Thọ Đạt - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, thuận lợi đối với phát triển kinh tế số ở Việt Nam đang có, chính là sự ổn định chính trị với thế hệ dân số vàng có kỹ năng số, cùng đó là các DN công nghệ nội địa dẫn dắt Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo cũng như hợp tác quốc tế mở rộng.

GS.TS. Trần Thọ Đạt - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Kinh tế Quốc dân, chia sẻ. 

Tuy nhiên, khó khăn đối với phát triển kinh tế số ở Việt Nam chính là các yếu tố như khoảng cách số, vướng mắc về thể chế, pháp lý chưa đồng bộ trong khi trình độ, kỹ năng số và nhận thức của các DN còn thấp dẫn đến quá trình đầu tư R&D thấp nên phụ thuộc nhiều vào các nền tảng nước ngoài.

Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế số ở Việt Nam, GS.TS Trần Thọ Đạt đề nghị cần hoàn thiện thể chế và chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế số. Trong đó, chú trọng phát triển hạ tầng số hiện đại, đồng bộ và an toàn cũng như tập trung phát triển nguồn nhân lực số và kỹ năng số cho toàn dân. Đặc biệt, cần thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển hệ sinh thái công nghệ số nội địa, từ đó thu hẹp khoảng cách số giữa các vùng và đảm bảo tiếp cận bình đẳng kinh tế số.

Theo TS. Lê Xuân Sang - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam và Thế giới cho biết, trong khoảng 5 năm tới, Việt Nam cần thúc đẩy nhanh và tăng hiệu quả chuyển đầu tư từ lượng sang chất, nhất là cho DN nhỏ và vừa, xây dựng và ban hành, chỉnh sửa hệ thống động lực mới để bổ sung cho những khuyết điểm, đồng thời triển khai các giải pháp khác để tăng chất lượng thể chế. Trong đó tập trung phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ và các giải pháp liên quan khác, từng bước tiến dần vào ngưỡng thu nhập cao; tính đến những bất trắc mới, nhất là bất ổn vĩ mô.

Trong bối cảnh toàn cầu đang bước vào giai đoạn tái cấu trúc sâu rộng về chuỗi cung ứng, mô hình tăng trưởng và chuẩn phát triển bền vững, Việt Nam cần thực hiện điều chỉnh chiến lược mô hình tăng trưởng theo hướng chuyển đổi mạnh mẽ sang hướng dựa trên năng suất, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững.

Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng, việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng không thể chỉ thông qua một vài biện pháp rời rạc, mà cần một hệ sinh thái chính sách đồng bộ, lấy đổi mới sáng tạo và năng suất làm trung tâm. Mỗi nhóm chính sách đều phải tích hợp tư duy dài hạn, sự phối hợp liên ngành – liên vùng và gắn chặt với bối cảnh quốc tế đang biến đổi nhanh chóng. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng không chỉ là câu chuyện kinh tế mà còn là nền tảng cho công bằng xã hội, an ninh quốc gia và sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai.

 Tại diện đàn, các chuyên gia trao đổi về những nội dung, xác lập mô hình tăng trưởng mới, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế xanh, phát triển kinh tế hiệu quả và bền vững... (Ảnh: Đại Lộc)

Đẩy mạnh nền tảng khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Diễn đàn hướng tới mục tiêu định hình một mô hình tăng trưởng mới phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam, có khả năng thích ứng linh hoạt với những biến động của môi trường quốc tế, đồng thời bảo đảm các nguyên tắc phát triển nhanh, bền vững và bao trùm. Đây không chỉ là không gian đối thoại chính sách cấp cao, mà còn là nền tảng cho tư duy phát triển đổi mới, góp phần tạo dựng động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.

Phiên thảo luận, các chuyên gia kinh tế, chính sách, doanh nghiệp, cùng trao đổi và bình luận tại diễn đàn. 

Trong bối cảnh Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng đạt mức hai con số, phấn đấu trở thành nền kinh tế nổi bật trong khu vực, giai đoạn 2025–2030 được Hội nghị Trung ương 11 (khóa XIII) xác định là thời kỳ then chốt. Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo rõ việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ phụ thuộc vào vốn, năng suất, lao động giá rẻ sang dựa trên nền tảng khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng các yêu cầu hội nhập và cạnh tranh quốc tế.

Sự chuyển dịch mô hình tăng trưởng không chỉ là bước đi chiến lược giúp Việt Nam mở rộng dư địa phát triển và thu hút dòng vốn đầu tư chất lượng cao, mà còn là cơ hội để kết nối các vùng kinh tế, đẩy mạnh quá trình số hóa, tự động hóa nền kinh tế. Tuy nhiên, đi kèm với đó là không ít thách thức, đặc biệt trong việc nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ và chất lượng nguồn lao động trong nước.

Trên tinh thần đó, Diễn đàn được tổ chức nhằm góp phần làm rõ cơ sở lý luận, phân tích thực tiễn trong nước và quốc tế, đánh giá mô hình tăng trưởng hiện hành, từ đó đề xuất định hướng chính sách và hệ thống giải pháp nhằm xây dựng mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam trong giai đoạn 2026 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chương trình sẽ tập trung nhận diện các điểm nghẽn và rào cản trong mô hình cũ, đồng thời thảo luận cấu trúc cốt lõi của mô hình tăng trưởng mới trong bối cảnh phát triển kinh tế xanh, chuyển đổi số và hội nhập sâu rộng.

Đại Lộc
Ứng dụng công nghệ cao trong phòng cháy, chữa cháy rừng
Ứng dụng công nghệ cao trong phòng cháy, chữa cháy rừng

Ông Nguyễn Văn Nam, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi thông tin, thời gian qua, hoạt động lâm nghiệp của tỉnh đạt được một số kết quả nhất định, nổi bật là công tác bảo vệ vốn rừng hiện có, duy trì độ che phủ rừng đến năm 2024 đạt hơn 59%. Cùng với đó, công tác phối hợp tuần tra, truy quét tại các điểm nóng về phá rừng, khai thác rừng, vận chuyển lâm sản trái phép được thực hiện thường xuyên nên tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp được kiểm soát, các vụ vi phạm được phát hiện và xử lý kịp thời.

Đang rà soát để sửa sách giáo khoa sau sáp nhập tỉnh, thành
Đang rà soát để sửa sách giáo khoa sau sáp nhập tỉnh, thành

Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc rà soát, điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) nhằm bảo đảm tính phù hợp với thực tiễn và bối cảnh sáp nhập tỉnh, thành. Các đơn vị xuất bản đang rà soát, tiến hành sửa chữa sách giáo khoa, trình Bộ thẩm định thông qua theo quy trình.

Dự thảo Luật Thi hành án dân sự sửa đổi  Hoàn thiện pháp lý, đẩy mạnh chuyển đổi số, phòng chống tiêu cực, đẩy mạnh xã hội hóa
Dự thảo Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi): Hoàn thiện pháp lý, đẩy mạnh chuyển đổi số, phòng chống tiêu cực, đẩy mạnh xã hội hóa

Hội thảo khoa học Góp ý Dự thảo Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) năm 2025, được tổ chức ngày 4/7 tại Bộ Tư Pháp, với các nội dung theo hướng: hoàn thiện cơ chế rút ngắn thời gian, giảm chi phí và thủ tục thi hành án; đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường cơ chế kiểm soát quyền lực, phòng chống tiêu cực; đẩy mạnh xã hội hóa một số hoạt động thi hành án.

Chưa sõi tiếng Việt đã nhồi tiếng Anh
Chưa sõi tiếng Việt đã nhồi tiếng Anh

Trong nhiều năm tư vấn cho phụ huynh khi tìm hiểu trường mầm non cho con, tôi nhận thấy: câu hỏi đầu tiên của phần lớn ba mẹ không phải về chương trình giáo dục, về các lĩnh vực cần phát triển của trẻ, mà thường là: “Trường mình song ngữ hay đơn ngữ? Có dạy tiếng Anh nhiều không?”

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: 42 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự