Thứ Tư, 05/03/2025 08:57 (GMT+7)

Viêm màng não do bị viêm tai giữa kéo dài nhiều năm

Chiều 4/3, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết vừa tiếp nhận và điều trị trường hợp bệnh nhân bị viêm màng não do viêm tai giữa kéo dài nhiều năm.
Ảnh đại diện tin bài

Viêm màng não do bị viêm tai giữa kéo dài nhiều năm

Nam thanh niên dân tộc Nùng dũng cảm hiến tạng hồi sinh 5 cuộc đời ở cả 3 miền Bắc - Trung - NamThành phố Hồ Chí Minh: Cảnh báo trẻ sốc sốt xuất huyết nặng dù chưa bước vào mùa dịch​Phòng sốt xuất huyết khi mưa trái mùa

Trước khi nhập viện, bà N.T.H. (59 tuổi, ở Hà Giang), bắt đầu có các triệu chứng như sốt cao 39°C, đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn ói. Đặc biệt, bà có dấu hiệu giảm ý thức, lơ mơ và không còn nhận thức được xung quanh. Tình trạng này diễn biến nhanh chóng chỉ trong vòng một ngày, buộc gia đình phải đưa bà đến bệnh viện cấp cứu. Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng ý thức suy giảm nghiêm trọng.

Ngay khi nhập viện, bệnh nhân được đặt ống thở máy để hỗ trợ hô hấp. Qua các xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu bao gồm cấy máu và xét nghiệm dịch não tủy, xác định bệnh nhân bị viêm màng não do vi khuẩn phế cầu. Đây là loại vi khuẩn thường trú trong đường hô hấp của con người nhưng có thể gây bệnh khi xâm nhập vào máu hoặc các cơ quan khác qua các tổn thương.

Thạc sĩ, bác sĩ Hà Việt Huy, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: "Phế cầu là một loại vi khuẩn thường trú trong cơ thể, nguyên nhân phổ biến gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não… Tuy nhiên vi khẩn này chỉ gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi như suy giảm miễn dịch hoặc tổn thương trong cơ thể".

Trường hợp bệnh nhân H. qua khai thác thêm tiền sử, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân từng bị viêm tai giữa kéo dài nhiều năm mà không điều trị triệt để. Đây có thể là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tình trạng viêm màng não do phế cầu.

Viêm tai giữa nhưng không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến não bộ. Ảnh minh hoạ.

Bác sĩ Huy chia sẻ: Vi khuẩn phế cầu thường xâm nhập vào màng não thông qua các đường dẫn trực tiếp, chẳng hạn như từ tai giữa hoặc các tổn thương khác trong đường hô hấp. Không thể khẳng định chắc chắn rằng đây là nguyên nhân duy nhất, nhưng đây là yếu tố phù hợp nhất với tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Sau 5 ngày điều trị, dịch não tủy của bệnh nhân đã trở lại bình thường, ý thức cải thiện rõ rệt và bệnh nhân đã được rút ống thở máy. Hiện tại, bệnh nhân đã được xuất viện.

Để phòng tránh bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra, bác sĩ Huy cũng khuyến cáo: "Viêm màng não do phế cầu là một cấp cứu nội khoa nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong chỉ trong vòng một ngày. Người dân cần lưu ý các bệnh tưởng chừng đơn giản như: viêm tai giữa, viêm xoang… cần được điều trị dứt điểm, bởi nếu để kéo dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như trong trường hợp này. Tiêm vaccine phòng bệnh được coi là biện pháp tối ưu, một cách để giảm thiểu các tỉ lệ tử vong đáng tiếc, cũng như là giảm thiểu các chi phí và thời gian chữa bệnh".

Thanh Huyền
Thuốc điều trị viêm tai giữa do bệnh sởi
Thuốc điều trị viêm tai giữa do bệnh sởi

Viêm tai giữa là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh sởi, đặc biệt ở trẻ em. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm tai giữa có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn..

Khám, điều trị miễn phí các bệnh về răng miệng cho trẻ bại não
Khám, điều trị miễn phí các bệnh về răng miệng cho trẻ bại não

Sáng 17/4, Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột (thành phố Buôn Ma Thuột) phối hợp với Chi hội Hội Gia đình trẻ bại não Việt Nam tỉnh Đắk Lắk tổ chức Chương trình nhân đạo “Khám, chữa bệnh và tư vấn chăm sóc răng miệng cho trẻ bại não” trên địa bàn.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự