Thứ Sáu, 03/01/2025 11:24 (GMT+7)

Những bí quyết dạy trẻ tranh biện hiệu quả

Để có thể sở hữu kỹ năng tranh biện, trẻ cần lưu ý tới một số yếu tố như lựa chọn chủ đề, đưa ra lập luận vững chắc, lý lẽ thuyết phục...
Ảnh đại diện tin bài

Tranh biện giúp trẻ có khả năng giao tiếp tốt và tư duy logic. Ảnh: INT 

Chúng ta thường thấy trong các bộ phim về việc những người tranh biện đưa ra bài phát biểu đầy nhiệt huyết, khiến khán giả phải đứng dậy vỗ tay. Các chuyên gia cho rằng, điều đó hoàn toàn có thể xảy ra ở đời thực.

Tranh luận là một hình thức hùng biện tuyệt vời, trong đó các cá nhân sử dụng sự thật, kể chuyện để thuyết phục đối thủ và khán giả về quan điểm của họ.

Vì vậy, thực tế, để làm được điều đó, người tranh biện phải đưa ra càng nhiều sự thật càng tốt về chủ đề. Đồng thời, đưa ra những lập luận đầy chắc chắn để thay đổi suy nghĩ của người đối diện. Giống như hầu hết mọi thứ trong cuộc sống, tranh biện là một kỹ năng phụ huynh có thể dạy trẻ. Đó cũng là kỹ năng mà mọi trẻ em nên có.

Các chuyên gia đã nêu những điều cần chú ý khi cha mẹ dạy con kỹ năng tranh biện.

1. Chủ đề thú vị

Một trong những điều cha mẹ nên làm là cho con mình có cơ hội tiếp xúc với nhiều người trong cuộc sống. Tất nhiên, phụ huynh nên thực hiện điều đó trong một môi trường an toàn và bảo vệ trẻ khỏi những hậu quả. Tuy nhiên, nếu muốn con mình lớn lên trở thành một người thông minh và có tư duy độc lập, cha mẹ nên khiến trẻ quan tâm đến những gì đang diễn ra ngoài kia trên thế giới và trò chuyện về những vấn đề đó.

 

Một cách để làm được điều đó là khuyến khích trẻ đọc báo, tạp chí hoặc sách để tiếp xúc với các sự kiện địa phương, quốc gia và thậm chí là quốc tế. Hãy tìm hiểu những chủ đề thu hút sự chú ý của trẻ và trò chuyện với con để biết chúng nghĩ gì. Đây không chỉ là những khoảnh khắc gắn kết giữa cha mẹ với con, mà còn là cơ hội để kích thích não bộ của trẻ. Thông qua những chủ đề giao tiếp, cha mẹ cũng có thể đảm bảo rằng, con đang đi đúng hướng và học cách suy nghĩ.

Đồng thời, đó cũng là cơ hội để cha mẹ dạy con cách lắng nghe và đưa ra phản hồi nhanh chóng. Đây là điều mà những người tranh biện cần làm. Trong một cuộc tranh biện thực sự, trẻ không được phép lấn át đối thủ của mình bằng những thông tin mơ hồ không có thật.

Trong tranh biện, cha mẹ có thể dạy trẻ cách sử dụng lý luận và sự kiện, cách lắng nghe cũng như thay đổi thứ tự lập luận. Ảnh: INT. 

2. Sự thật và logic

Khi tranh biện, trẻ phải trở thành người đầy nhiệt huyết. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là trẻ sử dụng cảm xúc để nêu quan điểm của mình. Tranh biện yêu cầu những người tham gia phải bám sát vào sự thật mà mọi người đều có thể xác minh. Tranh biện không phải là về khái niệm hay cảm xúc. Đó là bài học mà cha mẹ cần dạy cho trẻ.

Phụ huynh nên đảm bảo, trẻ hiểu rằng, các dẫn chứng có thể sử dụng được, miễn là mọi người đều có thể tham khảo và phản bác nếu có lỗ hổng trong lập luận.

Tranh biện là bài tập giao tiếp tốt và đó là điều mà mọi phụ huynh hoặc người chăm sóc nên dạy cho trẻ. Ví dụ: “Bạn có quan điểm nào muốn nêu không? Hãy thuyết phục tôi bằng sự thật”. Tranh biện chính là như vậy. Khi dạy con mình cách làm tốt điều này, cha mẹ sẽ trao cho trẻ khả năng giao tiếp tốt và tư duy logic.

Trẻ nên hiểu rằng, cần đưa ra bằng chứng cho tất cả khẳng định mà bản thân đưa ra. Song, những khẳng định đó sẽ bị đối phương phản bác. Mặc dù bài phát biểu của trẻ có thể có nhiều sức hút và khiến khán giả ủng hộ, nhưng các dẫn chứng, lập luận chặt chẽ mới là yếu tố quyết định kết quả.

Cha mẹ có thể giúp con ghi chú lại lập luận của mình và yêu cầu trẻ phân tích xem lập luận dựa trên thực tế hay cảm xúc. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để phụ huynh dạy trẻ cách sắp xếp đâu là việc cần ưu tiên. Điều đó sẽ giúp trẻ bám sát vào vấn đề và cũng không bối rối khi bị đối phương phản bác.

3. Người chiến thắng có logic

Mọi bài tranh biện hay đều có cấu trúc vững chắc mà người nói không được phép lạc đề. Trên thực tế, trẻ sẽ gặp rắc rối nếu không bám sát chủ đề. Vì vậy, khi chuẩn bị cho một cuộc tranh biện, trẻ sẽ cần tuân theo một cấu trúc cụ thể. Đây là một bài tập rèn luyện tính kỷ luật tốt.

Cha mẹ có thể dạy trẻ cách sử dụng lý luận và sự kiện, cách lắng nghe cũng như thay đổi thứ tự lập luận. Hoặc, trẻ có thể chọn những sự kiện có liên quan để phản bác đối thủ. Một cách tốt để làm điều này là chọn chủ đề mà trẻ thực sự thích. Cha mẹ có thể giúp trẻ phát huy kỹ năng tư duy phản biện bằng cách thực hiện một cuộc tranh biện giả định với con.

Tốt nhất là cha mẹ hãy cho trẻ biết rằng, nếu suy nghĩ của mình không có cấu trúc chặt chẽ, lập luận sẽ không mạch lạc. Việc thiếu những yếu tố đó sẽ hoàn toàn không thuyết phục được mọi người. Cha mẹ có thể giúp trẻ giới thiệu chủ đề một cách hiệu quả và ưu tiên suy nghĩ để lập luận chính có chính xác những điểm cần thiết. Phụ huynh hãy dạy trẻ rằng, tranh biện không phải là bài tập gây sốc và kinh ngạc, mà là bài tập thực sự thuyết phục khán giả.

Trẻ cần hiểu rằng, dù thắng hay thua, thì các cuộc tranh biện cũng giúp mình mài giũa kỹ năng. Ảnh: INT. 

4. Nêu dẫn chứng có nhiều hơn một mặt

Đây là một quy tắc và cũng là một bài học cuộc sống. Các cuộc tranh luận thường xoay quanh “ủng hộ” và “phản đối”. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về chủ đề tranh biện, điều quan trọng là trẻ phải nhớ rằng, một số câu chuyện có nhiều hơn một mặt.

Đó là cách trẻ có được những sự thật mà người khác có thể đã bỏ lỡ. Đó là thông tin độc quyền cho phép trẻ khiến mọi người bất ngờ và có thể giành chiến thắng trong cuộc tranh biện. Giai đoạn chuẩn bị này rất quan trọng vì trẻ cần biết đối thủ của mình sẽ sử dụng điều gì để bác bỏ lập luận của bản thân. Biết được mặt còn lại của câu chuyện là “chìa khoá” để trẻ biết cách đánh bại đối thủ.

5. Không thể chiến thắng nếu thiếu thực hành

Các cuộc tranh luận chắc chắn không phải là đấu trường mà trẻ có thể tham gia, giành chiến thắng khi không chuẩn bị. Cuộc tranh biện có cấu trúc để đảm bảo rằng, mọi người đều có thể nói lên tiếng nói của mình. Tuy nhiên, mục đích là nêu ra sự thật để thuyết phục khán giả.

Điều đó có nghĩa là trẻ không thể chỉ bịa ra mọi thứ một cách ngẫu hứng. Nó đòi hỏi rất nhiều nghiên cứu và một vài lần thử nghiệm. Nghệ thuật đứng trên sân khấu mà không cần chuẩn bị và nói ra suy nghĩ của mình là một hình thức hoàn toàn khác, gọi là ứng tác. Đó là hình thức đối lập với tranh biện.

Phụ huynh có thể giúp con mình chuẩn bị cho một cuộc tranh biện ở nhà hoặc bằng cách gửi trẻ đến các giải đấu. Nhờ đó, trẻ có thể học hỏi từ bạn bè.

Tuy nhiên, trẻ không thể trở thành một người tranh biện giỏi nếu chỉ ngồi ở nhà, suy nghĩ về các lập luận trong đầu. Điều quan trọng là cha mẹ phải dạy con rằng, dù thắng hay thua, thì các cuộc tranh biện cũng giúp trẻ mài giũa kỹ năng.

6. Văn minh dựa trên sự tôn trọng

Trái ngược với những gì chúng ta thường thấy trên truyền hình ngày nay, tranh biện không phải là về việc hét to hơn đối thủ.

Tranh biện là cách để những thí sinh văn minh tương tác với nhau về các chủ đề mà chúng ta có quan điểm trái ngược nhau. Trẻ cần biết rằng, việc xúc phạm đối thủ sẽ không khiến họ im lặng. Đó cũng là lý do tại sao các cuộc tranh biện thực sự có các quy tắc nghiêm ngặt.

Một trong số các quy tắc đó là không được ngắt lời ai đó trong khi họ đang tranh biện.

7. Cách trình bày

Tranh biện cũng là một cách tuyệt vời để cha mẹ dạy con cách thể hiện bản thân trước đám đông. Tranh biện dạy trẻ cách ăn mặc trong một số bối cảnh nhất định, đồng thời cũng giúp trẻ tự tin trình bày suy nghĩ của mình. Trẻ có cơ hội học về tông điệu của một cuộc tranh luận, ngôn ngữ cơ thể, tư thế phát biểu và nhiều yếu tố khác.

Để chiến thắng, hoặc thậm chí chỉ tham gia vào một cuộc tranh luận, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực từ trẻ. Đó là lý do tại sao trẻ cần thực hành nhiều lần để đảm bảo rằng, lập luận của mình có thể đứng vững trước sự giám sát của khán giả. Phải mất nhiều công sức, nhưng điều đó rất xứng đáng vì người tham gia sẽ tìm hiểu kỹ lưỡng về một chủ đề và cũng học cách suy nghĩ phản biện. Trẻ cũng sẽ học được cách đồng ý rằng có sự bất đồng quan điểm.

Hà Lam tổng hợp
Quy định về độ tuổi nhập học đối với trẻ khuyết tật
Quy định về độ tuổi nhập học đối với trẻ khuyết tật

(SKTE) - Theo các văn bản pháp luật hiện hành, bao gồm Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC và Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT, trẻ khuyết tật được hưởng nhiều chính sách ưu tiên, đặc biệt là trong việc quy định độ tuổi nhập học.

Mong ước ngày cận Tết của cô bé 6 tuổi mắc bệnh ung thư máu
Mong ước ngày cận Tết của cô bé 6 tuổi mắc bệnh ung thư máu

( SKTE) - Trong không khí rộn ràng của những ngày giáp Tết, khi những đứa trẻ khắp nơi háo hức chờ đợi được mặc quần áo mới, tung tăng chơi đùa dưới ánh nắng xuân, thì bé N.T.H.N., 6 tuổi đang điều trị ung thư máu tại Bệnh viện Nhi Trung ương, chỉ có một điều ước giản dị: được khỏi bệnh để về nhà đón Tết cùng cha mẹ và anh trai. Ước mơ bé nhỏ ấy như ngọn lửa âm ỉ, sưởi ấm tâm hồn non nớt giữa những ngày dài mệt mỏi vì hóa chất.

Thu giữ 14 tấn thực phẩm cho trẻ em không có hóa đơn, không qua kiểm định
Thu giữ 14 tấn thực phẩm cho trẻ em không có hóa đơn, không qua kiểm định

(SKTE)- 14 tấn tấn hàng hoá là thực phẩm (gồm xúc xích các loại, thịt bò khô, bánh kẹo và một số mặt hàng phổ biến được trẻ em ưa chuộng) không rõ nguồn gốc xuất xứ, không hoá đơn chứng từ, không qua kiểm định an toàn thực phẩm, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ vừa bị lực lượng chức năng thành phố Hà Nội kiểm tra, phát hiện...

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Báo điện tử Thừa Thiên Huế
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập, Trưởng VP đại diện phía Nam: TS. Nguyễn Chí Tân.
Trưởng ban thư ký Tòa soạn: Phạm Việt Hưng.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông: Hà Diệu Hiền
P. Trưởng ban Trị sự: Lê Minh Nam.
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam