Thứ Ba, 13/05/2025 06:00 (GMT+7)

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm việc, làm người và phụng sự

Ngày 12/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc gia “Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ”. Đây là sự kiện do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, giao cho Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.
Ảnh đại diện tin bài

Quang cảnh hội thảo.

Bạn biết gì về xuất xứ của tên gọi hội chứng Down?Quy định mới về phát hành sách giáo khoa dạy học tiếng dân tộc thiểu sốĐề xuất ban hành Nghị quyết về miễn học phí cho học sinh

Chủ trì và chỉ đạo tại hội thảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định, hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo, phương pháp, phong cách giáo dục hiện đại mà đậm đà giá trị truyền thống của Người, thực sự là nền tảng, kim chỉ nam định hướng, dẫn dắt tiến trình xây dựng, phát triển nền giáo dục, văn hóa, đất nước và con người Việt Nam.

Đó là triết lý “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Đó là tầm nhìn “Một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”. Đó là phương châm: “Nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ”; “Muốn biết thì phải thi đua học. Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”. Đó là phương pháp: “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân”. Đó là mục đích: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại”.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương

Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu. 

Theo Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, trong chặng đường 80 năm kể từ ngày thành lập nước, nhất là gần 40 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn nhận thức sâu sắc, kiên định quán triệt và thực hiện tư tưởng, phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo, với chủ trương xuyên suốt coi “giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước”. Nền giáo dục và đào tạo Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần tạo nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước.

Nhấn mạnh bối cảnh thế giới đang trải qua những thay đổi mang tính thời đại, với sự chuyển biến nhanh, phức tạp chưa từng có, ông Nguyễn Trọng Nghĩa cũng nêu rõ, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang thể hiện quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, phát huy mọi động lực, nguồn lực, giải phóng mọi tiềm năng, khơi thông những điểm nghẽn, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam; thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030, trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Hoàng Anh Tuấn phát biểu. 

Bối cảnh mới đòi hỏi phải có tư duy mới, tư duy hành động, nghị quyết hành động để tạo đột phá trong phát triển giáo dục và đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trình độ cao trong các lĩnh vực, ngành nghề mới. Dự thảo văn kiện Đại hội XIV của Đảng xác định nhiệm vụ giải pháp: Đổi mới và hoàn thiện đồng bộ hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách về phát triển giáo dục và đào tạo; thực hiện đồng bộ chủ trương “chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế”, với trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

Tại hội thảo, Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nhấn mạnh, hội thảo nhằm tiếp tục khẳng định và làm sâu sắc hơn những giá trị tư tưởng, sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đối với sự nghiệp giáo dục Việt Nam. Đây là dịp để ôn lại, nghiên cứu và trao đổi về những nội dung cốt lõi trong bức thư Bác Hồ gửi học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo cách đây 80 năm, đồng thời nhấn mạnh vai trò quan trọng của giáo dục trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

GS.TS Phùng Hữu Phú, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu. 

Tham luận tại hội thảo, Giáo sư, Tiến sỹ Phùng Hữu Phú, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn khẳng định: Tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang tầm nhìn vượt thời đại, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đất nước và dự báo tương lai. “Những vấn đề cốt lõi của tư duy giáo dục hiện đại đang được bàn thảo hôm nay, về bản chất được thể hiện trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục cách đây hơn nửa thế kỷ, với cách biểu đạt giản dị, rất Việt Nam và vô cùng sâu sắc”, ông Phùng Hữu Phú nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, các tham luận thể hiện tâm huyết, trí tuệ, khoa học của các đại biểu; ngành Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục thấm nhuần, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục toàn diện, tinh thần tự học, học tập suốt đời.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu 

Hội thảo đã giúp nhận thức sâu sắc hơn các nhiệm vụ đặt ra. Đó là, tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ di sản giáo dục Hồ Chí Minh, tuyên truyền sâu rộng tư tưởng, đạo đức, phong cách Người trong toàn ngành; thúc đẩy học tập suốt đời, phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo để học sinh, sinh viên thích ứng với thời đại số; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt giáo dục đạo đức, nhân cách, lý tưởng cách mạng, xây dựng thế hệ mới giàu trí tuệ và khát vọng dân tộc; tiếp tục chăm lo phát triển đội ngũ nhà giáo, xem đây là nhân tố quyết định thành công của công cuộc đổi mới.

Hội thảo không chỉ mang ý nghĩa tri ân Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà còn là hoạt động thiết thực nhằm tiếp tục kế thừa, phát huy tư tưởng giáo dục của Người trong sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo hiện nay. Ngành Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp thu các ý kiến, xây dựng báo cáo, kiến nghị tới các cơ quan, bộ, ngành liên quan để nghiên cứu, vận dụng và tiếp tục thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo, trên tinh thần kế thừa, phát huy tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh.

Thanh Huyền (TTXVN)
Bác Hồ với những mùa Xuân nơi biên cương Tổ quốc
Bác Hồ với những mùa Xuân nơi biên cương Tổ quốc

Ngày 28/1/1941 (tức mùng Hai tháng Giêng năm Tân Tỵ), đồng chí Nguyễn Ái Quốc về nước là một dấu mốc lịch sử của dân tộc Việt Nam. Từ đây, đất nước bước sang trang mới, con tàu cách mạng có người cầm lái vững vàng, nhân dân có người dẫn lối chỉ đường, phá gông xiềng phong kiến, thực dân để giành lấy độc lập, tự do. Đi vào văn chương, sự kiện ấy tỏa ra những ánh sáng nghệ thuật lung linh đa sắc màu ý nghĩa.

116 nghìn tỷ đồng cho giáo dục mầm non Đầu tư chiến lược, quyết sách lịch sử
116 nghìn tỷ đồng cho giáo dục mầm non: Đầu tư chiến lược, quyết sách lịch sử

(SKTE) - Một quốc gia muốn đi xa, trước hết phải biết đi sớm. Và đi sớm nhất, chính là đi từ những bước đầu tiên của trẻ thơ, đầu tư và ươm mầm ước mơ cho những đứa trẻ. Trong tinh thần đó, chủ trương lần này của Đảng là một quyết sách lịch sử, một cam kết lâu dài, và một biểu hiện sinh động của tầm nhìn kiến tạo vì con người.

Bài 1 Báo động ngộ độc thực phẩm tập thể gia tăng
Bài 1: Báo động ngộ độc thực phẩm tập thể gia tăng

Trước thực trạng đáng lo ngại về ngộ độc thực phẩm, việc tìm ra các giải pháp hiệu quả, đồng bộ là yêu cầu cấp thiết. Không chỉ dừng lại ở việc xử lý sau khi sự cố xảy ra, mà công tác phòng ngừa cần được đặt lên hàng đầu. Từ siết chặt khâu kiểm tra, kiểm soát nguồn gốc thực phẩm, nâng cao ý thức của người sản xuất-kinh doanh, đến tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức người tiêu dùng.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự