Viêm mạch Immunoglobulin, trước đây được gọi là ban xuất huyết schonlein henoch, là bệnh viêm mạch hệ thống phổ biến nhất ở thời thơ ấu. Đây là một bệnh viêm mạch máu nhỏ qua trung gian quá mẫn loại III, biểu hiện là phát ban kèm theo các triệu chứng tiêu hóa (GI), viêm khớp và viêm thận. Căn nguyên của bệnh này vẫn chưa chắc chắn, nhưng các phức hợp miễn dịch của IgA và các kháng nguyên chưa xác định dường như có vai trò gây bệnh trung tâm.
Thông thường, chẩn đoán được xác định sau khi khám lâm sàng, thoạt nhìn dễ thấy khi biểu hiện lâm sàng bao gồm phát ban tứ chứng cổ điển (ban xuất huyết sờ thấy không tiểu cầu), đau khớp/viêm khớp, đau bụng và các biểu hiện thận nhưng có thể khó phát hiện khi các biểu hiện tiêu hóa trước ban xuất huyết da.
Ban xuất huyết Schonlein- Henoch là bệnh viêm mạch máu nhỏ hệ thống, thường xảy ra ở trẻ em 3 đến 15 tuổi. Bệnh có các triệu chứng điển hình gồm ban xuất huyết gồ trên bề mặt da, viêm khớp, tổn thương đường tiêu hóa (đau bụng, xuất huyết tiêu hóa...) và tổn thương thận.
Những biểu hiện này có thể diễn tiến từ vài ngày tới vài tuần, trình tự xuất hiện các triệu chứng thay đổi tùy trường hợp. Các tổn thương ngoài thận có thể nặng nhưng thường không để lại hậu quả lâu dài, chỉ khi tổn thương tại thận cần theo dõi suốt đời vì có thể dẫn tới suy thận mạn.
Trường hợp bé trai T. T. P (hơn 3 tuổi) nhập viện trong tình trạng trở nặng với các triệu chứng sưng nề mu bàn tay, chân, sưng mắt phải và vùng bìu, kèm theo nôn ói nặng và đau bụng dữ dội, khiến bé quấy khóc. Theo người nhà, ban đầu bé chỉ có triệu chứng nôn ói và đau bụng, sau đó xuất hiện các mảng bầm rải rác ở tay chân và vành tai nên gia đình quyết định đưa bé đến bệnh viện khám.
Qua các xét nghiệm, bệnh nhi được chẩn đoán mắc ban xuất huyết Schonlein-Henoch. Trẻ được theo dõi diễn tiến và điều trị bằng corticoid, sau đó hồi phục tốt, được xuất viện và sẽ được theo dõi mỗi tháng để kịp thời phát hiện tổn thương thận.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Phạm Thị Mỹ Anh, khoa Nhi Bệnh viện thành phố Thủ Đức cho biết, triệu chứng điển hình của bệnh ban xuất huyết Schonlein-Henoch bao gồm: Ban xuất huyết gồ trên bề mặt da, viêm khớp, tổn thương đường tiêu hóa (đau bụng, xuất huyết tiêu hóa…) và tổn thương thận. Những biểu hiện này có thể diễn tiến từ vài ngày đến vài tuần, trình tự xuất hiện các triệu chứng có thể thay đổi tùy từng trường hợp. Các tổn thương ngoài thận có thể nặng nhưng thường không để lại hậu quả lâu dài, trong khi tổn thương thận cần được theo dõi suốt đời vì có thể dẫn đến suy thận mạn.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại của bệnh ban xuất huyết Schonlein-Henoch là những trường hợp khởi phát với triệu chứng đau bụng mà chưa có phát ban hoặc phù khu trú, với ban không điển hình, dẫn đến chẩn đoán nhầm với các bệnh lý đường ruột, viêm mô tế bào hoặc thiếu vitamin, từ đó gây ra việc điều trị không đúng.
Một ví dụ điển hình là trường hợp bé gái T.T. N (5 tuổi, ngụ tại thành phố Thủ Đức). Trước khi đến Bệnh viện thành phố Thủ Đức, bé đã khám ở nhiều nơi và được chẩn đoán từ viêm mô bào đến thiếu vi chất. Tương tự, bé trai L.Q.K (11 tuổi, ngụ tại thành phố Thủ Đức), ban đầu chỉ phát ban không rõ, được theo dõi dị ứng, cho đến khi xuất hiện ban điển hình và sưng khớp mới được chẩn đoán đúng bệnh.
“Nguy cơ tổn thương thận sẽ tăng cao ở những trường hợp trẻ trai khởi phát bệnh sau độ tuổi 7 - 8, khi ban da kéo dài trên 1 tháng, có triệu chứng tiêu hóa nặng và ban tái phát nhiều lần. Do đó, điều quan trọng nhất trong việc theo dõi bệnh này là phát hiện sớm tổn thương thận. Tổn thương này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và có khả năng dẫn đến bệnh thận mạn tính”, bác sĩ Mỹ Anh nhấn mạnh.
Hiện nay, chưa có thuốc đặc hiệu để phòng ngừa tổn thương thận. Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà khi thấy trẻ có ban. Phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để được thăm khám. Bác sĩ Mỹ Anh cũng đặc biệt nhấn mạnh, phụ huynh phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch tái khám định kỳ ít nhất trong 6 tháng đầu sau khi khởi bệnh, ngay cả khi trẻ đã khỏe mạnh. Thực tế, nhiều phụ huynh thường chủ quan khi thấy con đã hết ban, nhưng tổn thương thận có thể âm thầm phát triển mà không có dấu hiệu rõ ràng.