Thứ Năm, 03/04/2025 16:58 (GMT+7)

Cao Bằng: Không bỏ sót đối tượng tiêm chủng ở vùng sâu, vùng xa

Cao Bằng là địa phương có dịch sởi bùng phát mạnh với khoảng 3.200 ca mắc từ đầu năm đến nay. Để đạt mục tiêu tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, tỉnh đã triển khai tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi cho trên 10.000 trẻ tại 10 huyện, thành phố.
Ảnh đại diện tin bài

Tiêm vaccine phòng sởi cho trẻ từ 6 - 10 tuổi tại Trạm Y tế xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình.

Các bài tập vận động tại nhà cho trẻ thừa cânTP Hồ Chí Minh: Cảnh báo bệnh tay chân miệng bắt đầu gia tăngBộ Y tế đặt hàng 23 đề tài khoa học trong chẩn đoán, điều trị

Trong đợt 1 tiêm vaccine (kết thúc ngày 21/3), Cao Bằng được cấp trên 11.700 liều và đã triển khai tiêm cho gần 9.200 trẻ tại 2 huyện Bảo Lâm và Bảo Lạc, đạt hơn 94%. Trong chiến dịch tiêm chủng đợt 2 (diễn ra từ 21 - 31/3), Cao Bằng tiếp tục được Trung ương phân bổ khoảng 12.700 liều và đã đồng loạt triển khai tại tất cả địa phương trong toàn tỉnh. Đến ngày 31/3, Cao Bằng đã tiêm cho gần 7.100 trẻ, tương đương 91,15% kế hoạch.

Nguyên nhân tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt tiến độ là do một số phụ huynh đã chủ động đăng ký cho trẻ tiêm dịch vụ bên ngoài; một số trẻ trong diện hoãn tiêm như: bị ốm, điều trị bệnh hoặc chống chỉ định tiêm chủng. Bên cạnh đó, một số ít trường hợp cha mẹ chưa hiểu rõ dẫn tới chưa đồng ý tiêm cho trẻ...

 

Trước tình hình trên, các địa phương đã nỗ lực thực hiện thống kê, rà soát, "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng", tích cực trong công tác truyền thông để người dân đưa con em đến điểm tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi. Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch và triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine sởi đợt 2 tại một số trạm y tế thuộc các huyện: Hà Quảng, Nguyên Bình, Trùng Khánh, Quảng Hòa và thành phố Cao Bằng.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng Nông Trí Truyền, để triển khai tiêm chủng theo đúng quy định và đảm bảo hiệu quả tạo miễn dịch cộng đồng với tỷ lệ đạt trên 95%, Trung tâm đề nghị các đơn vị lập danh sách cụ thể các trẻ chưa được tiêm chủng theo kế hoạch (theo nhóm tuổi từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi; từ 1 - 5 tuổi; từ 6 - 10 tuổi) để tổ chức tiêm bù, tiêm vét ngay nhằm tạo miễn dịch phòng bệnh... Các đơn vị tổ chức các hình thức tiêm chủng phù hợp với điều kiện thực tế; báo cáo chính quyền địa phương đối với các trường hợp không đồng ý tiêm chủng, không bỏ sót đối tượng nhất là tại các xã vùng sâu, vùng xa, khó tiếp cận tại nhà, trường học...

Cao Bằng đang tiếp tục tăng cường các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, phổ biến kiến thức về các biện pháp phòng bệnh sởi, lợi ích tiêm chủng vaccine sởi; vận động nhân dân đưa trẻ trong độ tuổi đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của ngành Y tế.

Thanh Huyền (TTXVN)
Thuốc điều trị viêm tai giữa do bệnh sởi
Thuốc điều trị viêm tai giữa do bệnh sởi

Viêm tai giữa là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh sởi, đặc biệt ở trẻ em. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm tai giữa có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn..

Khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống bệnh sởi
Khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan rất nhanh, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não, có thể dễ dẫn đến tử vong. Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.

Cha mẹ cần chú ý 3 bệnh dễ gặp ở trẻ khi vào xuân
Cha mẹ cần chú ý 3 bệnh dễ gặp ở trẻ khi vào xuân

Trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương do chức năng của hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn non nớt, chưa đủ khả năng bảo vệ trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh, khiến trẻ dễ mắc bệnh. Đặc biệt, trẻ càng nhỏ, khi mắc bệnh càng nặng, nhất là nhóm trẻ em dưới 5 tuổi, khi mắc bệnh trẻ dễ biến chứng nguy hiểm và di chứng kéo dài, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Các bài tập vận động tại nhà cho trẻ thừa cân
Các bài tập vận động tại nhà cho trẻ thừa cân

Trẻ em hiện nay thường “lười” tập thể dục do “nghiện” ti vi, điện thoại, thiếu không gian vui chơi... Do đó, phụ huynh có thể tìm các bài tập thể dục đơn giản dễ tập ngay tại nhà, phù hợp cả với các gia đình có diện tích nhà nhỏ hẹp để khuyến khích trẻ vận động.

TP Hồ Chí Minh Cảnh báo bệnh tay chân miệng bắt đầu gia tăng
TP Hồ Chí Minh: Cảnh báo bệnh tay chân miệng bắt đầu gia tăng

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) thông tin, bắt đầu từ tháng 3/2025, số ca bệnh tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm chưa có vaccine phòng bệnh, ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh khuyến cáo phụ huynh và nhà trường cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa.

Bộ Y tế đặt hàng 23 đề tài khoa học trong chẩn đoán, điều trị
Bộ Y tế đặt hàng 23 đề tài khoa học trong chẩn đoán, điều trị

(SKTE) - Bộ Y tế vừa có quyết định phê duyệt danh mục đặt hàng 23 đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ Y tế lĩnh vực nghiên cứu phát triển, ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ, phương pháp tiên tiến trong chẩn đoán, chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh ở người.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự