Thứ Tư, 02/07/2025 09:08 (GMT+7)

Không để 'khoảng trống' tiêm chủng bệnh sởi với trẻ trong độ tuổi

(SKTE)- Bộ Y tế cho biết, thời gian qua, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã triển khai tích cực, hiệu quả công tác phòng, chống bệnh sởi.
Ảnh đại diện tin bài

Thăm khám cho bệnh nhi mắc sởi đang được điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội. Ảnh tư liệu: TTXVN

Số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội vẫn còn caoKhu vực phía Nam: Sốt xuất huyết vào mùa cao điểm, nhiều trẻ nguy kịch​Hà Nội: Huy động 2 tỉ đồng thực hiện cứu trợ trẻ em khuyết tật 6 tháng đầu năm

Đến nay, bệnh sởi đã dần được kiểm soát tại các tỉnh thành phố, số ca mắc bệnh có xu hướng giảm rõ rệt trên toàn quốc từ đầu tháng 4/2025; tuy nhiên, tình hình bệnh sởi vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch tại một số địa phương.

Để chủ động tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi, Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung chỉ đạo tổ chức đánh giá công tác triển khai tiêm chủng chiến dịch vaccine phòng sởi trong năm 2024, 2025, rút ra các bài học kinh nghiệm trong triển khai, quản lý đối tượng, phối hợp liên ngành.

UBND các tỉnh tiếp tục rà soát, không bỏ sót đối tượng, nhất là tại các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch, tỷ lệ tiêm chủng thấp, tinh thần là phải "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để vận động đối tượng tham gia tiêm chủng mở rộng, tiêm bù, tiêm vét đạt tỷ lệ bao phủ trên 95% ở quy mô xã, phường và không để "khoảng trống" tiêm chủng với các trẻ thuộc độ tuổi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng.

Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế tổ chức đánh giá, tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc sởi nghi ngờ tại cộng đồng và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh. Phối hợp chặt chẽ với các Viện Vệ sinh Dịch tễ, Viện Pasteur thường xuyên đánh giá nguy cơ, đề xuất các giải pháp phòng, chống dịch phù hợp hiệu quả.

Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, báo chí và hệ thống truyền thông cơ sở cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và các khuyến cáo phòng bệnh cho người dân; tăng cường truyền thông khuyến khích, vận động các gia đình, phụ huynh đưa trẻ em đi tiêm chủng vaccine đầy đủ, đúng lịch.

Thực hiện tốt công tác phân luồng khám bệnh, thu dung, điều trị bệnh nhân, tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng, chống lây nhiễm trong các cơ sở khám, chữa bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong.

Thực hiện nghiêm túc, báo cáo đầy đủ, kịp thời các trường hợp mắc bệnh, ổ dịch sởi theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.

Các địa phương chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đài Truyền hình, Đài Phát thanh, các cơ quan truyền thông, báo chí và hệ thống truyền thông cơ sở tiếp tục tăng cường tuyên truyền vận động người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh sởi và đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của ngành y tế; kịp thời ngăn chặn, xử lý thông tin không đúng về dịch sởi gây hoang mang trong cộng đồng.

Chỉ đạo Sở Tài chính bố trí đủ kinh phí cho hoạt động phòng, chống bệnh sởi từ nguồn kinh phí địa phương.

Đối với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur khu vực, Bộ Y tế yêu cầu hướng dẫn, phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện đánh giá nguy cơ, giám sát, xác định các khu vực nguy cơ cao để đề xuất các giải pháp ưu tiên phòng, chống dịch, không để bùng phát dịch sởi.

Đôn đốc các địa phương hoàn thành việc đánh giá, gửi báo cáo kết quả về Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur tại khu vực để tổng hợp, báo cáo Bộ Y tế (qua Cục Phòng bệnh) trước ngày 4/7/2025.

Thanh Huyền
Bình Thuận mở rộng đối tượng tiêm vaccine sởi
Bình Thuận mở rộng đối tượng tiêm vaccine sởi

Tỉnh Bình Thuận đang triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi (đợt 3) cho trẻ từ đủ 6 tháng tuổi đến 15 tuổi tại 9/10 huyện, thị xã, thành phố với mục tiêu tăng độ bao phủ vaccine, khống chế sự gia tăng mắc bệnh sởi hiện nay. Dự kiến đợt tiêm phòng này sẽ kéo dài đến ngày 15/5.

Bác sĩ cảnh báo nhiều trẻ biến chứng nặng
Bác sĩ cảnh báo nhiều trẻ biến chứng nặng

Số ca mắc sởi trên toàn quốc tăng nhanh, nhiều ca biến chứng nặng. Tuy nhiên, nhờ tinh thần chủ động và tuân thủ chỉ đạo của Bộ Y tế, các bệnh viện, đặc biệt là Bệnh viện Hồng Ngọc, đã triển khai hiệu quả công tác điều trị và kiểm soát nhiễm khuẩn, giúp trẻ hồi phục nhanh và hạn chế lây nhiễm chéo.

Cao Bằng Không bỏ sót đối tượng tiêm chủng ở vùng sâu, vùng xa
Cao Bằng: Không bỏ sót đối tượng tiêm chủng ở vùng sâu, vùng xa

Cao Bằng là địa phương có dịch sởi bùng phát mạnh với khoảng 3.200 ca mắc từ đầu năm đến nay. Để đạt mục tiêu tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, tỉnh đã triển khai tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi cho trên 10.000 trẻ tại 10 huyện, thành phố.

Thuốc điều trị viêm tai giữa do bệnh sởi
Thuốc điều trị viêm tai giữa do bệnh sởi

Viêm tai giữa là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh sởi, đặc biệt ở trẻ em. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm tai giữa có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn..

Khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống bệnh sởi
Khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan rất nhanh, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não, có thể dễ dẫn đến tử vong. Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.

Cha mẹ cần chú ý 3 bệnh dễ gặp ở trẻ khi vào xuân
Cha mẹ cần chú ý 3 bệnh dễ gặp ở trẻ khi vào xuân

Trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương do chức năng của hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn non nớt, chưa đủ khả năng bảo vệ trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh, khiến trẻ dễ mắc bệnh. Đặc biệt, trẻ càng nhỏ, khi mắc bệnh càng nặng, nhất là nhóm trẻ em dưới 5 tuổi, khi mắc bệnh trẻ dễ biến chứng nguy hiểm và di chứng kéo dài, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự