Thứ Năm, 08/05/2025 11:19 (GMT+7)

Bình Thuận mở rộng đối tượng tiêm vaccine sởi

Tỉnh Bình Thuận đang triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi (đợt 3) cho trẻ từ đủ 6 tháng tuổi đến 15 tuổi tại 9/10 huyện, thị xã, thành phố với mục tiêu tăng độ bao phủ vaccine, khống chế sự gia tăng mắc bệnh sởi hiện nay. Dự kiến đợt tiêm phòng này sẽ kéo dài đến ngày 15/5.
Ảnh đại diện tin bài

Một chính sách cho người dân yên tâm hơn về tuổi giàBác sĩ cảnh báo nhiều trường hợp bị zona thần kinh biến chứng nặng phải nhập việnHà Nội tiêm thêm được 32.500 liều vaccine sởi trong Chiến dịch tiêm đợt 3

Đối tượng tiêm chủng trong chiến dịch này được mở rộng. Cụ thể, trẻ đủ 6 tháng tuổi, trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi, trẻ từ 11 - 15 tuổi (gồm cả trẻ vãng lai tại xã, phường, thị trấn nguy cơ cao, rất cao chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ mũi vaccine chứa thành phần sởi, trẻ chưa rõ tiền sử tiêm chủng, không rõ tiền sử mắc sởi, có nguyện vọng tiêm vaccine chứa thành phần sởi).

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, hiện, 7.300 liều vaccine sởi đã được phân bổ đến các trung tâm y tế tuyến huyện để các địa phương chủ động triển khai. Nhằm bảo đảm mục tiêu đề ra, ngành Y tế Bình Thuận chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương liên quan bố trí đầy đủ nhân lực, thiết bị cho điểm tiêm chủng gồm vaccine, bơm kim tiêm, hộp an toàn...; tổ chức tiêm chủng và theo dõi, xử trí trường hợp phản ứng sau tiêm chủng theo quy định. Sở phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục trong chỉ đạo, điều tra đối tượng tại các trường học; tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích của hoạt động tiêm bổ sung vaccine sởi.

Được biết, sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, lây lan nhanh qua đường hô hấp, có thể gây biến chứng nặng nề như viêm phổi, viêm não, thậm chí tử vong nếu không được phòng ngừa kịp thời. Tiêm vaccine là biện pháp an toàn, hiệu quả nhất để phòng bệnh.

Trước đó, từ ngày 17 - 31/3, Bình Thuận đã thực hiện chiến dịch tiêm vaccine sởi tại 341 điểm tiêm ở trạm y tế xã, phường, thị trấn và trường học. Sau 2 đợt tiêm, đã có 10.330 trẻ trong độ tuổi 1 - 5 tuổi được tiêm vaccine (đạt 96,5%) và 8.362 trẻ trong độ tuổi 6 - 10 tuổi được tiêm vaccine (đạt 96,7%). Các điểm tiêm không ghi nhận trường hợp chống chỉ định trong đợt tiêm chủng, không ghi nhận trường hợp nào phản ứng sau tiêm và sự cố bất lợi sau tiêm theo quy định.

Trong 4 tháng đầu năm 2025, Bình Thuận ghi nhận khoảng 1.600 ca nghi mắc sởi. Chiến dịch tiêm chủng góp phần làm tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng, chống bệnh, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi tại các vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi, dịch sởi xảy ra.

Hiện nay, độ tuổi mắc bệnh bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm kết thúc chiến dịch tiêm. Tỷ lệ mắc bệnh giảm ở nhóm trẻ dưới 10 tuổi nhưng lại gia tăng ở nhóm trên 10 tuổi. Vì vậy, ngành Y tế khuyến cáo, phụ huynh chủ động đưa con em đến cơ sở y tế tiêm đủ hai mũi sởi theo lịch tiêm chủng để tạo miễn dịch cho trẻ.

Thanh Huyền (TTXVN)
Bác sĩ cảnh báo nhiều trẻ biến chứng nặng
Bác sĩ cảnh báo nhiều trẻ biến chứng nặng

Số ca mắc sởi trên toàn quốc tăng nhanh, nhiều ca biến chứng nặng. Tuy nhiên, nhờ tinh thần chủ động và tuân thủ chỉ đạo của Bộ Y tế, các bệnh viện, đặc biệt là Bệnh viện Hồng Ngọc, đã triển khai hiệu quả công tác điều trị và kiểm soát nhiễm khuẩn, giúp trẻ hồi phục nhanh và hạn chế lây nhiễm chéo.

Cao Bằng Không bỏ sót đối tượng tiêm chủng ở vùng sâu, vùng xa
Cao Bằng: Không bỏ sót đối tượng tiêm chủng ở vùng sâu, vùng xa

Cao Bằng là địa phương có dịch sởi bùng phát mạnh với khoảng 3.200 ca mắc từ đầu năm đến nay. Để đạt mục tiêu tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, tỉnh đã triển khai tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi cho trên 10.000 trẻ tại 10 huyện, thành phố.

Thuốc điều trị viêm tai giữa do bệnh sởi
Thuốc điều trị viêm tai giữa do bệnh sởi

Viêm tai giữa là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh sởi, đặc biệt ở trẻ em. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm tai giữa có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn..

Khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống bệnh sởi
Khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan rất nhanh, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não, có thể dễ dẫn đến tử vong. Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.

Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
© Bản quyền 2024 Sức khỏe Trẻ em
Hotline: Hà Nội - (024) 37 765 156 / TP HCM - 0936813116
Logo Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe Trẻ em
Địa chỉ: Số 51 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội.
Điện thoại:  0988158008; 0971251286.
Email: suckhoetreem2024@gmail.com.
Giấy phép số 298/GP-BTTTT, ngày 6/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
STK: 0021000568719, Ngân hàng Vietcombank
Ghi rõ nguồn Sức khỏe Trẻ em khi phát hành lại thông tin từ website này.
Thiết kế bởi Tập đoàn Trí Nam
Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến.
Phó Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Văn Minh.
Ủy viên Ban biên tập: Nguyễn Thanh Cao
P. Trưởng ban Thư ký tòa soạn: Lê Minh Nam.
Truyền thông - Quảng cáo: Hà Diệu Hiền , Giám đốc Trung tâm Truyền thông
Tổ chức sự kiện: Nguyễn Văn Mạnh , P. Giám đốc Trung tâm Media
Trị sự: Đoàn Thanh Hà, P. Trưởng ban Trị sự