Vấn đề quan tâm

Vận động nguồn lực, xây dựng mô hình hỗ trợ trẻ em khuyết tật hòa nhập cộng đồng

Ngày 26/11 tại Hà Nội, Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam tổ chức Hội thảo: Vận động nguồn lực, xây dựng mô hình hỗ trợ trẻ em khuyết tật hòa nhập cộng đồng.

 Tiến sĩ Ngô Sách Thực, Ủy viên Đoàn Chủ  tịch UBTW MTTQ VN, Chủ tịch Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có Bà Đỗ Thị Huệ, Phó Chủ tịch Hội; Tiến sĩ Trần Doãn Tiến,Tổng biên tập Tạp chí Sức khỏe Trẻ em, nguyên Tổng biên tập Báo điện tử ĐCSVN; Ông Nguyễn Xuân Lãng, Trưởng ban Tuyên truyền – Đối ngoại Hội; Bà Phạm Thị Hương Ngát – Phó ban Tuyên truyền Đối Ngoại Hội bảo trợ Người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam; cùng đại diện các Trung tâm, các Nhà Cứu trợ, cán bộ, giáo viên, hội viên các cơ sở thuộc Hội và phóng viên, biên tập viên Tạp chí Sức khỏe Trẻ em...

 

Ông Ngô Sách Thực, Chủ tịch Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo

 

TS Ngô Sách Thực, Chủ tịch Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, ông Ngô Sách Thực, Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTW MTTQ VN, Chủ tịch Trung ương Hội Cứu trợ Trẻ em Tàn tật Việt Nam nhấn mạnh: trẻ em khuyết tật phải đối mặt với nhiều khó khăn, thiệt thòi trong học tập và cuộc sống. Thấu hiểu điều này, Ban Lãnh đạo Hội và các cấp hội đã nỗ lực kết nối, vận động nguồn lực hỗ trợ để giảm bớt khó khăn và mở rộng cơ hội hòa nhập xã hội cho các em.

Trong năm 2024, Ban Thường vụ Trung ương Hội đã xây dựng Kế hoạch vận động và tổ chức Chương trình “Thắp sáng niềm tin cho em” lần thứ 9. Chương trình tập trung đổi mới phương pháp, cải tiến cách thức thực hiện, qua đó huy động thêm nhiều nguồn lực và tăng số lượng trẻ em khuyết tật được quan tâm, hỗ trợ từ cộng đồng. Những nỗ lực này đã góp phần giảm bớt khó khăn, mở rộng cơ hội hòa nhập xã hội cho hàng trăm nghìn trẻ em khuyết tật trên cả nước. Thời gian qua, các Trung tâm, Nhà Cứu trợ, Câu lạc bộ, Tạp chí Sức khỏe trẻ em, các Hội thành viên, cùng đội ngũ cán bộ và hội viên đã tích cực vận động các nguồn lực xã hội, mang lại nhiều điều tốt đẹp nhất cho các em. Hội trân trọng ghi nhận và biểu dương những kết quả đáng khích lệ mà các đơn vị đã đạt được.

Tại Hội nghị lần này, Ban Tổ chức mong muốn thông qua các chuyên đề và tham luận để làm rõ hơn các phương pháp, cách thức thiết thực trong việc vận động nguồn lực, từ đó hỗ trợ trẻ em khuyết tật hòa nhập cộng đồng một cách bền vững và hiệu quả hơn.

 

Toàn cảnh Hội thảo tập huấn

 

Toàn cảnh Hội thảo tập huấn

Hội thảo thu hút sự tham gia của hơn 100 đại biểu. Tại sự kiện, các đại biểu đã có những bài thuyết trình sâu sắc, làm rõ bản chất công tác cứu trợ trẻ em khuyết tật trong vai trò của một tổ chức xã hội, từ thiện. Trên cơ sở các chính sách và pháp luật hiện hành, bài thuyết trình đã đề cập đến những nội dung, hình thức và phương pháp thực hiện cụ thể, nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng cho cán bộ, hội viên.

 

Các đại biểu đã chia sẻ một số kinh nghiệm và mô hình trợ giúp người khuyết tật

 

Các đại biểu đã chia sẻ một số kinh nghiệm và mô hình trợ giúp người khuyết tật

TS. Trần Doãn Tiến, nguyên Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Sức khoẻ Trẻ em phát biểu

TS. Trần Doãn Tiến, nguyên Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Sức khoẻ Trẻ em phát biểu

Tại hội thảo, TS. Trần Doãn Tiến – Tổng biên tập Tạp chí Sức khỏe Trẻ em đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu về công tác truyền thông và vận động nguồn lực chăm sóc sức khỏe cho trẻ em khuyết tật. Ông nhấn mạnh các giải pháp trọng tâm như sau: Nâng cao chất lượng nội dung, kỹ năng xây dựng thông  điệp truyền thông; Tăng cường các chiến dịch tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng, thông qua đa dạng phương tiện như truyền hình, báo chí và mạng xã hội, nhằm lan tỏa mạnh mẽ thông điệp và ý nghĩa của công tác chăm sóc trẻ em khuyết tật. Đổi mới, đa dạng hóa phương thức truyền tải thông điệp: sử dụng triệt để ưu thế các nền tảng mạng xã hội như facebook, X, tiktok, youtube... để nâng cao hiệu quả và lan tỏa sâu rộng thông điệp truyền thông; Truyền thông cần linh hoạt, sáng tạo trong cách tiếp cận độc giả, đảm bảo thông điệp truyền thông và câu chuyện từng nhân vật trẻ khuyết tật được truyền tải một cách hiệu quả và dễ tiếp nhận. Xây dựng đội ngũ cộng tác viên truyền thông chất lượng: Hình thành đội ngũ gồm các chuyên gia y tế, nhà khoa học, nhà báo, giáo viên và nghệ sĩ có uy tín, nhằm đảm bảo sức mạnh truyền tải và tính lan tỏa của các nội dung truyền thông. Đổi mới phương thức huy động nguồn lực xã hội: Tăng cường kêu gọi sự tham gia của các tổ chức xã hội và doanh nghiệp trong công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em khuyết tật. Các doanh nghiệp có thể hỗ trợ tài chính, tài trợ chương trình phục hồi chức năng, xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết hoặc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ chuyên biệt. Những giải pháp này không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả truyền thông mà còn khuyến khích sự chung tay, đồng lòng của cả cộng đồng và các tổ chức để mang lại điều kiện sống tốt đẹp hơn cho trẻ em khuyết tật.

Bà Lê Thị Thanh Hương, Điều phối viên dịch vụ khuyết tật Tổ chức Trẻ em rồng xanh

Bà Lê Thị Thanh Hương, Điều phối viên dịch vụ khuyết tật Tổ chức Trẻ em rồng xanh

Chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng dự án, kết nối nguồn lực với địa chỉ hỗ trợ trẻ em khuyết tật có hoàn cảnh đặc biệt của Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh, bà Lê Thị Thanh Hương cho biết: Cần phải xây dựng dự án mới kết nối sự hỗ trợ theo địa chỉ dài hạn, kể cả cứu trợ đột xuất, đặc biệt với nhóm Trẻ em khuyết tật cần sự can thiệp đến từ các chuyên gia y tế và trị liệu, cần sự hỗ trợ từ các bệnh viện, trung tâm y tế để cung cấp dịch vụ y tế ch từng hoàn cảnh từ đánh giá mức độ khuyết tật, đến trị liệu thể chất và trị liệu tâm lí.

Bà Đỗ Thúy Lan, Giám đốc Trung tâm Sao Mai chia sẻ một số kinh nghiệm về vận động tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ cho trẻ em khuyết tật

Bà Đỗ Thúy Lan, Giám đốc Trung tâm Sao Mai chia sẻ một số kinh nghiệm về vận động tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ cho trẻ em khuyết tật

Đặc biệt, tại Hội thảo, việc tuyên truyền, nhân rộng mô hình Trung tâm Sao Mai- một mô hình tiêu biểu, sáng  tạo, hiệu quả trong chăm sóc trẻ khuyết tật đã được các đại biểu hết  sức quan tâm, học tập.  BS, Thầy thuốc ưu tú Đỗ Thúy Lan đã phác  thảo các bài  học kinh nghiệm trong thu hút nhiều dự án nước ngoài, với  hàng chục tỷ đồng để chăm lo chữa trị, chăm sóc trẻ khuyết tật.

Kết luận Hội thảo, Tiến sĩ Ngô Sách Thực, Chủ  tịch Trung ương Hội nêu rõ: Các bài thuyết trình và ý kiến tham luận tại hội thảo đã đánh giá khách quan, toàn diện về kết quả hoạt động, vai trò và đóng góp của Hội Cứu trợ Trẻ em Tàn tật Việt Nam trong công tác vận động tài trợ và thực hiện chính sách hỗ trợ trẻ em khuyết tật. Vai trò nổi bật của các giám đốc, lãnh đạo các Hội, Trung tâm, Nhà Cứu trợ được nhấn mạnh, với tinh thần tâm huyết, kiến thức chuyên môn và khả năng thực hiện hiệu quả nhiệm vụ.

Năm 2024, những kết quả đạt được trong vận động nguồn lực và chăm sóc trẻ em khuyết tật có nhiều điểm sáng, khẳng định tính đúng đắn của hai chương trình trọng tâm: Phát triển hội viên và vận động tài trợ. Những nỗ lực này đã mở rộng phạm vi hỗ trợ, giúp nhiều trẻ em được chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng và hòa nhập cộng đồng, mang lại những tiến bộ rõ nét trong học tập và lao động.

Ông Ngô Sách Thực, Chủ tịch Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam phát biểu tổng kết bế mạc Hội thảo tập huấn

Ông Ngô Sách Thực, Chủ tịch Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam phát biểu tổng kết bế mạc Hội thảo tập huấn

Hội thảo đã đúc kết nhiều kinh nghiệm quý báu trong tổ chức và vận động nguồn lực cứu trợ trẻ em khuyết tật, đúng với chủ đề đặt ra. Các ý kiến nhấn mạnh tầm quan trọng của sự chung tay từ toàn xã hội, lan tỏa những việc làm ý nghĩa, cộng hưởng tình yêu thương và trách nhiệm từ gia đình, tổ chức, cá nhân để giúp các em vượt qua mặc cảm, tự tin vươn lên trong cuộc sống.

Một số hình ảnh của Hội thảo tập huấn:

Phản hồi

Các tin khác

Ảnh

Video

Phóng sự Ra mắt bộ mới Tạp chí Sức khoẻ trẻ em

Ngày 06/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành giấy phép hoạt động Tạp chí Sức khỏe Trẻ em, dưới cả hai hình thức: tạp chí in và tạp chí điện tử. Đây là bước phát triển quan trọng, đánh dấu sự chuyển mình đi lên của Tạp chí Tình thương và Cuộc sống - tiền thân của Tạp chí Sức khỏe Trẻ em, sau hơn 21 năm hình thành và phát triển.

Mới nhất